当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【augsburg – wolfsburg】Diễn đàn nông nghiệp mùa xuân năm 2017: Câu chuyện thể chế

Diễn đàn do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),ễnđànnôngnghiệpmùaxuânnămCâuchuyệnthểchếaugsburg – wolfsburg Liên minh Nông nghiệp và Oxfam tổ chức.

Theo TS.Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nền nông nghiệp Việt Nam đã từng bước phát triển, bước đầu được công nghiệp hóa, phát huy tốt vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh cảnh khó khăn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành đang giảm dần và bộc lộ những yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp, trong khi cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt.

Một trong những nút thắt quan trọng cần tháo gỡ để tạo động lực cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới là thể chế, bao gồm các thể chế chính thức (chính sách, pháp luật) và phi chính thức (các tập quán, nhận thức chung, hoạt động của các hội, hiệp hội trong nông nghiệp…). Thế nhưng, thể chế nông nghiệp đang bộc lộ nhiều yếu kém và bất cập, trong đó các thể chế quan trọng như đất đai, tài chính tín dụng, thị trường, khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém, gây trở ngại cho quá trình phát triển nông nghiệp…

Nói như TS.Andrew Wells - Dang, cố vấn cấp cao Tổ chức Oxfam Việt Nam tại Diễn đàn, dấu hiệu rất đáng lo ngại là nhiều nông dân không nhìn thấy một tương lai tươi sáng trong ngành nông nghiệp và vì thế khuyến khích con mình tìm kiếm việc làm ở ngành khác. “Việt Nam cần lựa chọn những chính sách nông nghiệp lấy người dân làm trung tâm, những chính sách bền vững hơn giúp tăng thu nhập của người nông dân, giảm bất bình đẳng xã hội, bảo vệ môi trưởng, bảo đảm an toàn và an ninh lương thực”, TS Andrew Wells – Dang nói.

Một số đại biểu cho rằng hệ quả của một thể chế tốt trong nông nghiệp chính là việc tạo ra được một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) - cho rằng, cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp có trình độ, năng lực quản trị kinh doanh, ứng dụng khoa học và công nghệ.

Một giải pháp khác liên quan đến chuyện thể chế được bà Lê Thị Hà Liên - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp nêu tại Diễn đàn là cần định hướng và xây dựng thể chế cho ngành nông nghiệp sao cho đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường và thu nhập cho người nông dân; nông nghiệp xanh, sạch ứng phó với biến đổi khí hậu; nông nghiệp sử dụng nguồn lực tiết kiệm và nông nghiệp thông minh, công nghệ cao. Nhưng để có được những điều này, cần hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai: Tôn trọng và bảo đảm đầy đủ các quyền lợi và lợi ích của hộ nông dân trong sử dụng ruộng đất, chế định rõ cơ sở pháp lý cho sự vận động của các quyền đó trong cơ chế thị trường.

Không quá “vĩ mô”, ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - nhấn mạnh đến một trong những vấn đề cụ thể của thể chế chính là những khó khăn liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp, đặc biệt là việc quản lý và phát triển các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận hiện còn loay hoay, chưa phát huy được nhiều hiệu quả của các loại hình sở hữu trí tuệ này.

Đặc biệt, một câu chuyện thường bị bỏ qua trong khi xây dựng thể chế cho các ngành kinh tế là chuyện hoạt động của các hiệp hội và nông nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Liên quan đến hoạt động của một số hiệp hội đang hoạt động trong địa hạt nông nghiệp, hai hoạt động phổ biến nhất là đóng góp chính sách và… tham gia hội chợ. Nhưng chuyện cạnh tranh trong nông nghiệp lại đang đòi hỏi rất cao chuyện khảo sát thị trường trong nước và thế giới, xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các vụ kiện cáo quốc tế thì theo chuyên gia Phạm Minh Trí đến từ Viện Chính sách và Chiến lực phát triển nông nghiệp nông thôn, các hiệp hội chuyên ngành nông nghiệp của Việt Nam hầu như không có động tĩnh gì (?!).

Do vậy, câu chuyện ở đây theo ông Trí là, cần chặt cho được “cái đuôi” hành chính hóa hiệp hội hoặc cái tâm lý tự huyễn hoặc mình là “cánh tay nối dài” của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ cấu lại các hội này theo hướng phục vụ lợi ích cho hội viên và phát triển ngành theo chuỗi giá trị thông qua các trung tâm dịch vụ thay cho các văn phòng hành chính. Đồng thời tăng cường hơn các hoạt động gắn với thị trường.

分享到: