Bộ Công Thương mới có văn bản gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị rà soát và điều chỉnh một số chi phí,ộCôngThươngđềnghịBộTàichínhvàNHNNphốihợpgỡkhóchoDNxăngdầbxh bd my lợi nhuận. Đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN kinh doanh xăng dầu tăng nguồn lực tài chính để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường.
Trong các văn bản gửi đi, Bộ Công Thương nêu rõ: Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số DN kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk…
Một số DN đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng do không đủ hạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ khiến nguồn cung bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: KT
Theo báo cáo của nhiều DN đầu mối kinh doanh xăng dầu, ngoài nguyên nhân khách quan do nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, còn có nguyên nhân là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh và một số DN đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng do không đủ hạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ, nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
“Nhiều DN đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiết giảm chi phí kinh doanh, trong đó có việc giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến DN bán lẻ kinh doanh xăng dầu thua lỗ”, Bộ Công Thương công nhận.