TS.BS Đỗ Đức Thuần,Độtquỵdonghiệnthuốclákết quả bóng đá thụy điển Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh đột quỵ. Gần đây, TS Thuần và các đồng nghiệp tiếp nhận rất nhiều trường hợp đột quỵ có tiền sử nghiện thuốc lá.
Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân 45 tuổi, quê Vĩnh Phúc. Người đàn ông đột ngột không hiểu lời nói và không nói được, được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 tối mùng 7 Tết âm lịch (ngày 7/2/2022 ).
Vợ bệnh nhân chia sẻ, chồng chị nghiện thuốc lá nhiều năm nay, mỗi ngày đều hút khoảng 1 bao thuốc. Chiều mùng 5 Tết, sau khi ngủ dậy, anh đột nhiên ngồi thừ người, không trả lời khi con hỏi chuyện. Tới bữa tối, nhìn thấy bánh chưng ở phía xa, anh muốn vợ lấy cho ăn nhưng ấp úng, không diễn đạt được ý muốn. Sáng hôm sau, bệnh nhân trở lại bình thường, nói chuyện được nên người vợ an tâm hơn.
Tuy nhiên, tới mùng 7 Tết, sau khi ngủ trưa dậy, bệnh nhân lại không thể phát âm. Gia đình khi ấy mới quyết định đưa anh ra Hà Nội để cấp cứu. “Đến bây giờ, tôi nói thì anh không hiểu, còn anh cũng không diễn đạt được, nếu muốn gì chỉ có thể dùng tay chân để ra hiệu”, người vợ tâm sự.
Bác sĩ thăm khám cho nam bệnh nhân 45 tuổi - Ảnh: N.Liên |
Theo TS Thuần, sau thăm khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não, bác sĩ nhận định nam bệnh nhân bị liệt dây thần kinh sọ não số VII bên phải, có rối loạn ngôn ngữ, nói khó, phát âm khó khăn và không hiểu lời nói. Phim cắt lớp vi tính sọ não thấy hình ảnh nhồi máu não vùng thùy thái dương bên trái. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ thể nhồi máu não.
Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân 74 tuổi, trú tại Quốc Oai, Hà Nội. Bà cũng nghiện rượu và hút thuốc lá nhiều năm, trung bình mỗi ngày hút hơn 1 bao thuốc và uống 1/3 lít rượu. Chiều ngày 7/2, bệnh nhân đột ngột không nói được, tay chân yếu nên gia đình lập tức đưa tới Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu.
Khi vào viện, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ, không thể phát âm, qua thăm khám, chụp sọ não cũng phát hiện người bệnh đột quỵ thể nhồi máu não.
TS Thuần cho hay, việc nghiện thuốc lá, hút thuốc số lượng lớn mỗi ngày là yếu tố nguy cơ thúc đẩy đột quỵ ở cả 2 bệnh nhân này.
Theo đó, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, gây đột quỵ. Với những bệnh nhân đã có vữa xơ động mạch, thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ mạnh mẽ hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bỏ thuốc được trên 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ.
Cụ bà 74 tuổi được chẩn đoán quỵ thể nhồi máu não - Ảnh: N.Liên |
Về diễn tiến bệnh của 2 bệnh nhân đột quỵ có tiền sử nghiện thuốc lá nói trên, TS Thuần thông tin, cả hai nhập viện cùng một ngày với mức độ bệnh tương tự nhau, nhưng nữ bệnh nhân 74 tuổi vào viện sau 4,5 giờ, còn nam bệnh nhân 45 tuổi vào viện sau 2 ngày. Do được cấp cứu kịp thời, cụ bà đáp ứng điều trị tốt, tới nay đã bắt đầu nói được các từ đơn. Riêng bệnh nhân nam đã bỏ lỡ “thời gian vàng” nên đáp ứng kém, sau 2 tuần điều trị chỉ cải thiện rất ít. Hiện, anh vẫn không hiểu lời và không thể nói.
“Cùng tình trạng nhưng bệnh nhân vào viện sớm sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn. Đặc biệt, nếu cấp cứu trong “giờ vàng” (tức 4 tiếng rưỡi đầu tiên) và sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông, cơ hội hồi phục cho người bệnh sẽ cao hơn", TS Thuần nói.
Bác sĩ khuyến cáo, để dự phòng đột quy, người dân không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Bên cạnh đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn quá nhiều các đồ ngọt, đồ ăn sẵn, các chất có nhiều mỡ động vật.
Khi phát hiện một trong ba triệu chứng cảnh báo sớm đột quỵ: liệt chi, liệt mặt và liệt vận ngôn xảy ra đột ngột, gia đình cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng nhanh càng tốt và ghi nhớ thời gian xảy ra đột quỵ (nếu không nhớ đột quỵ xảy ra từ thời điểm nào sẽ rất khó khăn cho điều trị).
Nguyễn Liên
Các tác động ít được quan tâm của Covid-19 lên não
Các tác động lên não của Covid-19 gồm có đau đầu, mất khứu giác, sương mù não, mê sảng, đột quỵ, máu đông, gây ra ảo giác.