发布时间:2025-01-11 07:42:56 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Nga giải thích nguyên nhân đồng ý gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen Nga-LHQ tham vấn về MOU liên quan thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen Tổng thống Nga phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc Tổng thống Nga Putin nêu điều kiện quay trở lại thoả thuận ngũ cốc |
Ngũ cốc được vận chuyển theo Thoả thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen |
Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, được các bên ký kết vào ngày 22/7/2022, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột giữa hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới là Nga và Ukraine. Tính đến thời điểm hiện tại, Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã tạo điều kiện cho Ukraine vận chuyển hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua Biển Đen. Trong khi đó, Nga đã xuất khẩu được hơn 15 triệu tấn ngũ cốc, cũng như một lượng lớn phân bón tính đến tháng 11/2022.
Tuy nhiên, Nga đã tuyên bố dừng tham gia Thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen với lý do “phần thỏa thuận liên quan đến Nga vẫn không được thực hiện". Lâu nay, Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây việc sẽ không gia hạn thỏa thuận cho đến khi và trừ khi các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga được đáp ứng. Mocow tuyên bố đã thực hiện đầy đủ cam kết của mình trong Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, trong khi Mỹ và EU đã không dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp trừng phạt ngăn chặn các chuyến hàng ngũ cốc và phân bón của Nga.
Việc Thoả thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen không được gia hạn khi hết hiệu lực đã khiến dư luận hết sức lo ngại. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho rằng việc sáng kiến này không được gia hạn có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu, hàng triệu người sẽ thiếu lương thực trong thời gian tới. Đặc biệt WFP và FAO nhận định việc chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ tác động mạnh đến khu vực Đông Phi, với khoảng 80% ngũ cốc được nhập khẩu từ Nga và Ukraine và có 60 triệu người vẫn đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Chuyên gia của FAO, ông Maximo Torero, cho rằng quyết định của Nga đưa ra vào thời điểm nhạy cảm “khi đang chuẩn bị vào mùa gặt”, do đó, việc các bên không tìm được tiếng nói chung cho việc gia hạn thỏa thuận có thể đẩy “giá cả lương thực tăng đột biến trong thời gian tới”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định việc Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen làm xấu đi triển vọng an ninh lương thực toàn cầu và làm gia tăng nguy cơ lạm phát giá lương thực.
Hiện cả Nga và Ukraine đều chưa sẵn sàng cho việc gia hạn, trong khi LHQ cảnh báo “thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có, với gần 350 triệu người lâm vào nạn đói…, nếu an ninh lương thực không được đảm bảo thì năm 2024 có thể là năm tồi tệ nhất mà chúng ta phải chứng kiến trong hàng trăm năm”. Do đó, hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế không chỉ cần phải tạo ra một thỏa thuận lâu dài mà còn cần xây dựng các giải pháp bền vững để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực.
相关文章
随便看看