Trong lần về phường Tân Thiện tìm hiểu gương các hộ dân hiến đất,ềnthuyếtvềsuốiĐồngTiềkeonhacai .de hiến nhà để thực hiện cải tạo suối Đồng Tiền, chúng tôi được nghe người dân khu phố Phước Thiện kể về tích tên dòng suối. Tích gắn liền với cuộc sống của 2 dân tộc S’tiêng và Mơnông trước đây. Điều ấn tượng không chỉ bởi câu chuyện tình yêu đẹp, thủy chung, có hậu mà còn có một chi tiết rất đặc biệt, cuốn hút. Đó là sau khi đôi cánh thiên thần sà xuống nhấc bổng đôi trai gái yêu nhau đưa họ về phía Đông dòng suối - nơi có rừng tre tầm vông, thẳng tắp, để họ được bên nhau trọn đời, thì các dân tộc quanh vùng không còn cấm kết hôn khác dân tộc. Chi tiết này cho thấy tập tục hà khắc ngàn đời đã được các dân tộc xóa bỏ, nét đẹp văn hóa mới trong cưới hỏi được hình thành. Sau khi người dân hiến đất hai bên bờ và cải tạo dòng suối, Đồng Tiền hứa hẹn không còn bị ô nhiễm mà trở nên sạch, đẹp hơn Ông Bùi Xuân Kim, sinh sống tại khu phố Phước Thiện, phường Tân Thiện kể: Xung quanh ngã tư Đồng Xoài, trước đây có các phum, sóc đồng bào S’tiêng, Mơnông (đến trước năm 1975, dưới chính sách gom dân lập ấp chiến lược của chính quyền Ngô Đình Diệm, hai bên dòng suối có một số gia đình người Kinh tới ở). Tại đây, một chàng trai Mơnông đem lòng yêu cô gái S’tiêng, tình yêu của chàng được nàng đáp lại. Và dòng suối là nơi họ hò hẹn. Nhưng không may mẹ của nàng nhận ra chiếc vòng cổ có mặt đồng xu quý mà nàng đem ra ngắm hằng ngày là tín vật tình yêu của người Mơnông. Bà nổi cơn thịnh nộ bắt con phải trả lại cho chàng trai khác dân tộc với mình. Trong buổi hẹn cuối bên dòng suối, nàng tháo chiếc vòng treo lên cành tầm vông và nắm chặt tay người yêu. Dòng nước mắt tuyệt vọng của hai người không ngừng rơi làm cho các nàng tiên trên trời cũng không cầm được lệ. Và các nàng tiên bay xuống, nhấc bổng đôi trai gái lên, đưa họ về phía đông dòng suối. Ở đó, cặp đôi yêu nhau không bao giờ còn bị xa cách, hay phải chịu sự dè bỉu của cộng đồng, người thân. Tại nơi những giọt nước mắt của chàng trai Mơnông và cô gái S’tiêng rơi xuống kỷ vật tình yêu của họ mọc lên một loài hoa lạ, trông như những đồng tiền nên dòng suối - nơi chứng kiến tình yêu của họ, mang tên suối Đồng Tiền. Và cũng từ cảm thương tình yêu thủy chung của đôi trai gái này, các dân tộc trong vùng xóa bỏ hủ tục cấm kết hôn với người khác dân tộc, tạo điều kiện cho các chàng trai, cô gái yêu nhau sẽ được lấy nhau. Đây là nét thay đổi trong nhận thức của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về phong tục cưới hỏi. Thay đổi tích cực này còn tạo mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, thân thiết giữa các dân tộc. Ông Bùi Xuân Kim chia sẻ: “Gia đình tôi vào Phước Thiện sinh sống từ năm 1976. Khi đó, nơi đây vẫn còn đông đồng bào S’tiêng, Mơnông và có thêm những đồng bào dân tộc thiểu số khác. Văn hóa cưới hỏi về cơ bản hòa hợp, như các dân tộc khác. Truyền thuyết về suối Đồng Tiền được bạn tôi cũng là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở phường Tân Thiện kể lại. Rất tự hào về nơi mình đang sống nên tôi kể lại câu chuyện để các bạn trẻ biết đến một truyền thuyết đẹp, gắn liền với nét đẹp văn hóa cưới hỏi sâu sắc, cũng như để ai đó yêu thích tìm hiểu thêm địa danh “ấp chiến lược” Phước Thiện trước đây”. Tìm hiểu văn hóa cưới hỏi hiện nay trong đồng bào S’tiêng và Mơnông tại tỉnh, ông Phạm Hữu Hiến, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: “Hiện phong tục cưới hỏi trong đồng bào S’tiêng và Mơnông ở tỉnh đã có một số thay đổi. Bên cạnh những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa đặc trưng về cưới hỏi, đồng bào còn tiếp thu nét mới, phù hợp tình hình thực tế. Việc trai gái được tự do tìm hiểu, cưới hỏi với người ngoài dân tộc là một thay đổi lớn, hợp thời đại. Thơ Nhung |