【vo dich quoc gia nhat ban】Thu nhập hơn 10 triệu đồng đã thuộc nhóm 20% dân số giàu nhất nước
Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022 do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy,ậphơntriệuđồngđãthuộcnhómdânsốgiàunhấtnướvo dich quoc gia nhat ban thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng, tăng 11,1 điểm % so với năm trước đó.
Vùng nào có thu nhập bình quân tháng cao nhất?
2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư sau đại dịch Covid-19. Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2022 quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước.
Thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng/người/tháng (tăng 10,3 điểm % so với năm 2021) cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).
Trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng). Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (3,17 triệu đồng/người/tháng).
Nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1).
Năm 2022 so với năm 2021, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng từ tiền lương, tiền công đạt 2,6 triệu đồng (tăng 8,2 điểm %), thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %), thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %), thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 27,7 điểm %).
Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,3% năm 2022.
Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng so với năm 2019, 2020 và 2021 (34,6% so với 33,4%, 33,3% và 32,5%)
Tỷ trọng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 1,5%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (55,2%). Điều này cho thấy rằng, sau đại dịch các hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự phục hồi nhanh chóng.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, năm 2022 chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình.
Năm 2022 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,3 triệu đồng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng.
Sự bất bình đẳng trong chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng quan sát được giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) và nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 3,2 lần năm 2022, với chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng ở các hộ nhóm 5 gần 4,1 triệu đồng so với gần 1,3 triệu đồng/người/tháng ở các hộ thuộc nhóm 1.
Điểm nổi bật là chênh lệch giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).
Theo cơ quan thống kê, mặc dù chi tiêu bình quân đầu người giảm nhưng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng so với năm trước, đánh dấu sự phục hồi của đời sống hộ gia đình sau đại dịch.
Bất bình đẳng trong xã hội vẫn còn tồn tại giữa các khu vực thành thị nông thôn, các vùng và giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao; do vậy các chính sách phục hồi sau đại dịch cần trọng tâm vào nhóm người yếu thế hơn trong xã hội.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Philippine President’s Việt Nam visit to give impulse to bilateral ties: Ambassador
- ·President asks Viettel to maintain role as leading economic group
- ·Việt Nam, Singapore step up population database connection
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·NA chairman pays working visit to Thái Bình province
- ·Bình Dương expands cooperation with RoK city
- ·Top legislator receives British Ambassador, highlighting Việt Nam
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Việt Nam, Uzbekistan fortify collaboration
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·President Thưởng holds talks with Philippine counterpart, lauding strategic partnership
- ·Ten sentenced to life imprisonment in trial of Dak Lak terrorist attack
- ·Prime Minister wraps up tour of Europe
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·Nation united to build a stronger, more prosperous and happier Việt Nam: Party leader
- ·Hà Nam aims to be Red River Delta's leading healthcare, education and training provider
- ·HCM City's leader works with heads of representative agencies abroad
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·NA Chairman receives outgoing New Zealand Ambassador