Chọn những trường có đường đi khó khăn nhất,ềmvuiđếntrườngthmtrọnvẹthứ hạng của monza những địa phương nghèo nhất để đến kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới, đã thể hiện sự tận tâm của Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh. Lại càng đáng trân trọng hơn, khi những sự hỗ trợ kịp thời đã đến các trường, những suất học bổng, phần quà được gửi đến học sinh nghèo ngay trong đợt kiểm tra.
Chuẩn bị cho năm học mới 2016-2017, Trường Tiểu học Vĩnh Tường 3, huyện Vị Thủy, được hỗ trợ 130 triệu đồng sửa chữa trường, lớp.
“Để các em có kỷ niệm đẹp dưới mái trường!”
Chỉ mới hơn 6 giờ sáng, lãnh đạo tỉnh đã vượt qua những con đường sình lầy, trơn trợt để đến được những điểm trường lẻ nằm khuất sâu trong các ấp, khiến không ít người trong Đoàn công tác thấy bất ngờ. Còn tại những điểm đến, người dân nở nụ cười tươi, vì thấy lãnh đạo tỉnh đã hết lòng với con em của họ.
Không để Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương chọn các điểm trường kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy đã trực tiếp yêu cầu phải đến những điểm trường còn nhiều khó khăn là điểm đến. Tại mỗi điểm trường, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đã trực tiếp xem xét từng lớp học, xem bàn ghế, quan sát mái tôn… chỗ nào thấy không ổn, liền yêu cầu trường, cùng các đơn vị liên quan báo cáo và định hướng cách giải quyết ngay. Tại Trường Tiểu học Long Thạnh 1 (huyện Phụng Hiệp), nhìn sân trường ẩm thấp, nước đọng vũng, nhà vệ sinh hư hỏng, phòng học xuống cấp… Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đã hỗ trợ kinh phí 500 triệu đồng để trường sửa chữa, cùng nhiều phần quà thiết thực như tập, cặp da, xe đạp cho các em học sinh nghèo. Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ: “Nơi đây cũng là điểm trường khi xưa tôi có thời gian theo học. Ngày xưa mình khó khăn đã đành, bây giờ có điều kiện hơn, con em phải học tập trong ngôi trường tốt hơn, khang trang hơn. Phải cố gắng chăm lo cả cơ sở vật chất và chất lượng dạy học, để các em có một ký ức thật đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường…”.
Từ khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trần Công Chánh đã bày tỏ rằng, ông luôn trăn trở với chuyện học hành và lĩnh vực y tế. Chỉ mong sao con em có trường lớp khang trang, người dân có cơ sở y tế chất lượng được khám, chữa bệnh. Cùng với lãnh đạo tỉnh khi đó, ông đã cố gắng đi vận động, để rồi Hậu Giang là địa phương đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long xóa được “xã trắng” trường mầm non, mẫu giáo và nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới các trạm y tế ở cơ sở…
Cũng trăn trở với việc chuẩn bị thật tốt cho năm học mới, dù trong đợt kiểm tra, nhiều khi những cơn mưa đang nặng hạt ngăn đường, phải đi qua các con đường nước lầy lội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh vẫn không quản ngại. Dù phụ trách nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng giáo dục và đào tạo luôn được ông quan tâm, có chỉ đạo kịp thời, để học sinh toàn tỉnh đón năm học mới tươm tất. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nhắc nhở các địa phương, các phòng giáo dục và đào tạo, các trường cần quan tâm đặc biệt đến các điểm lẻ, nếu có điều kiện gom lại để tiện cho việc quản lý và chăm lo cho các em. Đồng thời, chú ý rà soát học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm kịp thời hỗ trợ và không để tình trạng học sinh nào phải bỏ học do thiếu điều kiện đến trường… Tất cả là tấm lòng, là sự quan tâm và cả niềm yêu thương với những học sinh ở vùng khó khăn của tỉnh.
Để nụ cười rạng rỡ ngày nhập học
Ở các trường, niềm vui xen lẫn sự xúc động, khi được quan tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa phòng lớp và học sinh nghèo của trường còn có thêm điều kiện để đến trường. Ông Nguyễn Hữu Chỉ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Tường 3, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Hàng năm, để chuẩn bị cho năm học mới, trường chỉ sửa chữa nhỏ với kinh phí vận động từ phụ huynh. Năm học mới này, đối với trường là một niềm vui rất lớn, vì được hỗ trợ 30 triệu đồng từ Bí thư Tỉnh ủy, đơn vị đỡ đầu và UBND huyện còn hỗ trợ thêm 100 triệu đồng sửa chữa trường, lớp nữa. Bên cạnh đó, trường còn nhận được 20 suất học bổng từ lãnh đạo tỉnh để tặng cho các em vào đầu năm học mới”.
Cùng chung niềm vui đó, tại Trường Tiểu học Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, ngoài được tiếp nhận cơ sở vật chất mới tại một điểm lẻ với những phòng lớp khang trang, thầy và trò nơi đây đã nở nụ cười trọn vẹn khi có nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo. Ông Nguyễn Hoàng Việt, Hiệu trưởng nhà trường, nói: “Đối với những trường vùng sâu như Trường Tiểu học Phụng Hiệp, được nhận 10 suất học bổng, mỗi suất 500.000 đồng là nhiều lắm. Em nào mà được trao là mừng hết biết. Tại lâu nay các suất học bổng thường khoảng 200.000 đồng thôi”.
Còn đối với Trường Tiểu học Long Thạnh 1, huyện Phụng Hiệp, ngôi trường có gần 700 học sinh được xây dựng từ năm 1997, chỉ với diện tích hơn 2.700m2, còn thiếu nhiều phòng, lớp học. Năm học mới này sẽ vui hơn, khi lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ kinh phí sửa chữa, đó cũng là món quà đặc biệt nhất cho năm học mới. Ông Nguyễn Bá Tước, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch: “Năm học mới này, cả thầy và trò của trường ai nấy cũng vui lắm, vì trường có tiền để sửa, lại có quà cho học sinh nghèo. Thú thật, vì cần sửa chữa nhiều quá, nên cũng khó vận động xã hội hóa trong phụ huynh. Trường đã cho nâng cấp sân, sơn sửa phòng lớp, nhà vệ sinh… để chuẩn bị cho năm học mới ngay sau đợt kiểm tra. Với các suất học bổng, 5.000 quyển tập, 200 cặp da, 20 xe đạp được lãnh đạo tỉnh hỗ trợ, trường đã yêu cầu giáo viên các lớp rà soát, lên danh sách học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ cho các em”.
Trong đợt kiểm tra, đã có 230 suất học bổng được gửi tặng học sinh nghèo, với trị giá 500.000 đồng/suất, cùng hàng ngàn quyển tập, hàng trăm cặp da. Ước tính hơn 700 triệu đồng đã được hỗ trợ sau đợt kiểm tra của lãnh đạo tỉnh tại gần 30 trường học.
Hậu Giang, từ một vùng trũng của giáo dục đồng bằng, những năm gần đây liên tục có thành tích nổi trội, nằm trong top đầu của khu vực. Thành quả này, phải kể đến sự quan tâm, chia sẻ tận tình của lãnh đạo tỉnh với ngành giáo dục tỉnh nhà.
Sau đợt khảo sát kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại 8 huyện, thị, thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh lưu ý, để đảm bảo việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các ngành có liên quan rà soát quy hoạch, mở rộng diện tích xây dựng các điểm trường. Riêng trang thiết bị, cơ sở vật chất, các cán bộ, giáo viên cần có trách nhiệm trong công tác quản lý. Song song đó, ông Thanh cũng nhấn mạnh, việc xã hội hóa trong việc xây dựng các điểm giữ trẻ tại các khu, cụm công nghiệp cần khuyến khích, mở rộng, xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu nuôi dạy trẻ của con em công nhân và người dân… |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN