【kèo 2.5/3 là gì】"Cần có cơ chế công khai dự toán để dân biết"

quotcan co co che cong khai du toan de dan bietquot

Ông Đinh Văn Nhã: "Vấn đề là cần khắc phục để người dân tiếp cận và hiểu được dự toán!"

Giá xăng dầu hơn nửa năm qua liên tục giảm,ầncócơchếcôngkhaidựtoánđểdânbiếkèo 2.5/3 là gì ông nghĩ sao về lo ngại hụt thu ngân sách?

Đúng là giá xăng dầu giảm có tác động đến thu ngân sách và khả năng ngân sách của chúng ta giảm vài chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ vẫn chưa có động thái báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội điều chỉnh lại dự toán ngân sách 2015.

Theo quan điểm của tôi, nguồn thu ngân sách từ dầu thô đúng là rất quan trọng. Tuy nhiên, theo tính toán hiện nay, chúng ta mới hết tháng 1, mà dự báo năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khá hơn và xu hướng cải cách chính sách vĩ mô và các cải cách thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội mà Chính phủ đang điều hành đang có rất nhiều thuận lợi về môi trường để tăng cường đầu tư và chúng ta đang kỳ vọng sản xuất năm nay tăng trưởng cao. Sản xuất tăng trưởng cao sẽ thu được các khoản để "trám" vào khoản thu do giá dầu giảm, đáp ứng nhiệm vụ chi.

Tất nhiên, bây giờ mới tháng 1, mà những dự báo cũng mới mang tính chủ quan. Tôi nghĩ phải đến tháng 4, tháng 5, trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hết quý I thì chúng ta mới tính toán hụt thu từ dầu thô như thế nào và có cần phải điều chỉnh dự toán thu và các dự toán chi 2015 hay không. Tôi nghĩ thời điểm đó là thời điểm mọi dự báo mới có thể đảm bảo tình hình thực tế. Hiện chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi và hy vọng kinh tế tăng trưởng tốt để chúng ta có thể cân đối thu chi ngân sách.

Để bảo đảm ngân sách không thất thoát, lãng phí cần phải tăng cường giám sát. Một trong những kênh giám sát quan trọng là từ người dân. Nhưng thực tế, người dân, kể cả các chuyên gia cũng nói rằng không thể biết được dự toán cũng như quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, mà có biết thì cũng không thể hiểu được, thưa ông?

Thực tế đúng như vậy. Vấn đề là làm thế nào để khắc phục được vấn đề này để người dân tiếp cận và hiểu được dự toán, quyết toán ngân sách. Luật thì không quy định quá cụ thể, luật quy định mang tính chất nguyên tắc và các quy định để sau này Chính phủ hướng dẫn chi tiết. Dự thảo Luật ngân sách Nhà nước đang được sửa đổi vẫn có những điểm chung chung. Cho nên sắp tới sẽ đề nghị bổ sung những quy định cụ thể hơn như cơ chế công khai dự toán để dân biết. Đồng thời, phải quy định rõ là công khai thông qua Cổng điện tử của Chính phủ, của địa phương. Hay thông qua việc phát hành ấn phẩm, đưa công khai trên các báo trung ương...

Tuy không thể đưa được hết như khi trưng cầu ý kiến nhân dân về Hiến pháp nhưng có thể đưa những thông tin cơ bản. Tinh thần là chúng ta công khai để người dân dễ tiếp cận được.

Vấn đề là chúng ta có đồng ý nên công khai dự toán trước khi Quốc hội hoặc HĐND xem xét. Tôi nghĩ, chúng ta cần quyết tâm xây dựng nền tài chính ngân sách minh bạch, đảm bảo tiền thuế của dân, do dân nộp, sử dụng như thế nào thì dân đóng góp tham gia và giám sát.

Ông có thể cho biết cụ thể việc giám sát của người dân nên như thế nào?

Chúng ta đã có cơ chế giám sát của người dân như Luật Đầu tư công quy định Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức xã hội chủ trì, tổ chức giám sát, đại diện cho cộng đồng. Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi cũng đang xây dựng theo hướng có những quy định về giám sát cộng đồng và giao cho Mặt trận Tổ quốc chủ trì, huy động sâu rộng các tổ chức thành viên để giám sát. Điều này sẽ rất đồng bộ với Luật Mặt trận Tổ quốc hiện đang sửa đổi. Vì dự thảo Luật Mặt trận cũng quy định Mặt trận có chức năng phản biện xã hội và giám sát. Tôi nghĩ, vấn đề giám sát của cộng đồng phải quy định với những hình thức rất rõ ràng để người dân giám sát.

Việc giám sát của người dân không mới, đã được nhiều luật quy định, nhưng thực tế thực hiện chỉ là hình thức. Có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật ngân sách Nhà nước sửa đổi cần quy định cơ chế giám sát của người dân đi vào thực chất với những chế tài rõ ràng, thưa ông?

Đây là vấn đề chúng tôi rất muốn tiếp cận lần này. Một khi chúng ta quyết định có một cơ chế mới, một hình thức mới, một cách làm mới thì dứt khoát phải có chế tài và quy định trách nhiệm giải trình. Ví dụ, trong Luật cần quy định Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội giám sát ngân sách như thế nào. Ngoài ra, một điều rất quan trọng đó là giám sát việc thực hiện trách nhiệm công khai, minh bạch về ngân sách. Vậy các cơ quan tổ chức được giao quản lý ngân sách, tài sản công có thực hiện đúng quy định của pháp luật về công khai minh bạch không, thực hành tiết kiệm chống lãng phí không. Như vậy, người dân có quyền giám sát và khi giám sát thì có quyền yêu cầu giải trình.

Tôi nghĩ không có chế tài gì bằng chế tài phản ánh dư luận của người dân. Tôi tin rằng, khi có một khung pháp lý thì chúng ta sẽ có cách tổ chức tốt.

Xin cám ơn ông!

Nhà cái uy tín
上一篇:Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
下一篇:Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn