Cả 6 địa phương tiếp tục có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung cả nướcTheđịaphươngthuộcTổcôngtácsốđangcótỷlệgiảingânthấty le.bong dao báo cáo của Tổ công tác số 5, tính đến ngày 30/5/2024, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết của 6 địa phương: Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước còn 679,431 tỷ đồng (chiếm 1,37% trong tổng kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao cho 6 địa phương là trên 49.547,7 tỷ đồng).
Trong đó, vốn trong nước theo ngành, lĩnh vực chưa phân bổ còn 312 tỷ đồng (Bình Thuận 300 tỷ; Gia Lai 12 tỷ đồng). Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ còn 98,98 tỳ đồng (tỉnh Gia Lai 49,82 tỷ đồng; tỉnh Lâm Đồng 8 tỷ đồng; tỉnh Bình Phước 48,36 tỷ đồng). Vốn ngân sách địa phương chưa phân bổ còn 268,451 tỷ đồng (tỉnh Gia Lai 175,521 tỷ đồng; tỉnh Lâm Đồng 92,93 tỷ đồng). So với tháng 4 vừa qua, tỉnh Bình Thuận đã phân bổ thêm được 285,81 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai đã phân bổ thêm được 58,048 tỷ đồng, tỉnh Bình Phước đã phân bổ thêm được 340,192 tỷ đồng.
Về thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn, báo cáo của Tổ công tác số 5 cho biết, tính đến hết ngày 20/5/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Bình Thuận đạt 12,73%; tỉnh Gia Lai đạt 13,10%; tỉnh Lâm Đồng đạt 14,13%; tỉnh Đồng Nai đạt 16,59%; tỉnh Bình Dương đạt 21,18%; tỉnh Bình Phước đạt 19,68%. Từ tình hình trên, dự kiến khả năng giải ngân 5 tháng của 6 địa phương này sẽ tăng trưởng không cao, có thể đạt trong khoảng từ 17% - 21% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục là các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước trong tháng 5/2024 (ước tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước đến hết 31/5/2024 đạt khoảng 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Đặc biệt, đến thời điểm này, có 5/6 địa phương còn dự án giải ngân bằng 0%. Cụ thể, tỉnh Bình Thuận có 7 dự án với tổng số vốn 92 tỷ đồng; tỉnh Gia Lai có 4 dự án với tổng số vốn 63,177 tỷ đồng; tỉnh Lâm Đồng có 6 dự án với tổng số vốn trên 1.076 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai có 2 dự án với tổng số vốn trên 731 tỷ đồng; tỉnh Bình Phước có 3 dự án với tổng số vốn 250,8 tỷ đồng. Các khó khăn cơ bản liên quan đến Luật Đầu tư côngTổ công tác số 5 cho biết, các khó khăn, vướng mắc khiến tiến độ giải ngân của 6 địa phương này vẫn chậm chủ yếu liên quan tới các quy định tại Luật Đầu tư công (về tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hàng năm; thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn...), Luật Đất đai (xác định đơn giá đất, vật liệu san lấp...), định mức các chi phí lập, thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư, lập thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng (kể cả các dự án GPMB)... Các khó khăn, vướng mắc này đã được Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao các bộ chuyên ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, sớm trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý đối với các vướng mắc, kiến nghị của địa phương.
Ngoài ra, cơ bản các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện đã tồn tại từ trước và đã được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4387/BTC-ĐT ngày 26/4/2024.
Cụ thể, các dự án khởi công cuối năm 2023 chuyển tiếp sang năm 2024 cũng đang được tập trung thi công để có khối lượng thanh toán phần vốn đã tạm ứng từ kế hoạch năm 2023. Do đó, chưa có khối lượng thực hiện giải ngân, thanh toán kế hoạch năm 2024. Các dự án mới phê duyệt đầu tư vào cuối năm 2023, được giao vốn kế hoạch năm 2024 đang được các chủ đầu tư thực hiện các bước phê duyệt dự án, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức lựa chọn nhà thầu, lập phương án giải phóng mặt bằng (GPMB). Do đó, chưa có khối lượng để thực hiện giải ngân, thanh toán kế hoạch vốn trong những tháng đầu năm. Công tác GPMB còn chậm, nhiều dự án chưa được bàn giao hết mặt bằng để thi công do các mặt bằng đó đang được các chủ đầu tư tập trung thực hiện đo vẽ, kiểm đếm, công bố thu hồi đất theo quy định về bồi thường hỗ trự tái định cư, giải quyết những vướng mắc trong công tác GPMB nên chưa bàn giao được cho nhà thầu thi công; một số dự án chưa phù hợp với kế hoạch sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất mới có cơ sở thực hiện GPMB. Công tác phân bổ chi tiết kế hoạch vốn còn chậm, hiện còn 4/6 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao (Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước). Huy động cả hệ thống chính trị địa phương cho công tác giải ngânĐể đạt mục tiêu giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2024 trên 95% theo tinh thần Công điện số 24/CĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị chủ tịch UBND 6 tỉnh chỉ đạo các sở ngành liên quan, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; cơ quan kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nghiêm túc triển khai các giái pháp đã được Bộ Tài chính đề xuất tại văn bản số 4387/BTC-ĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Tài chính. Đặc biệt, Bộ Tài chính lưu ý các địa phương chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về nguồn cung nhằm đảm bảo điều kiện thi công, đẩy nhanh tiến độ triền khai các gói thầu. Trong đó, đặc biệt quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các dự án giao thông trọng điêm (bao gồm các tuyến đường bộ cao tốc) trên địa bàn các địa phương. Huy động cả hệ thống chính trị địa phương tham gia công tác bôi thường, hỗ trợ và tái định cư, chỉ đạo sát sao, giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị thực hiện. Chỉ đạo các chủ đầu tư, các Hội đồng bồi thường, GPMB khẩn trương kiểm đếm, đền bù,... để đẩy nhanh tiến độ GPMB…. Xây dựng và triên khai nghiêm túc các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC, bám sát tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án ĐTC trên địa bàn, đặc biệt là các dự án giải ngân 0% kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 nguồn ngan sách trung ương (vốn trong nước)…/. |