Lý do tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh,ảohiểmđừngtiếptụkết quả bóng đá victoria úc sinh viên được đưa ra là so với các nước trong khu vực và vùng lãnh thổ khác như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore mức đóng ở Việt Nam chỉ bằng 1/3. Một lý do nữa là tăng bảo hiểm y tế để tăng chất lượng khám, chữa bệnh. Hai lý do đưa ra khá thuyết phục, song lại mâu thuẫn trong chính ngành bảo hiểm. Để tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, ngành bảo hiểm xã hội đã nghiên cứu rất kỹ mức đóng của các nước trong khu vực để đưa ra so sánh sự cao thấp giữa ta và họ. Và chắc chắn phải dựa vào yếu tố kinh tế - xã hội để so sánh chứ không đơn thuần chỉ là những con số đóng bảo hiểm y tế trên đầu mỗi học sinh. Thứ hai, để tăng chất lượng khám chữa bệnh. Đây là tầm nhìn xa, mang lại lợi ích thiết thực cho người đóng bảo hiểm và đương nhiên phải có sự phối hợp giữa ngành bảo hiểm với ngành y tế. Đại diện ngành bảo hiểm cũng cho rằng, mức đóng như trước đây không thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt được. Như vậy, để tăng mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, các nhà chuyên môn của bảo hiểm xã hội đã có thời gian nghiên cứu dài, ngành bảo hiểm đã có lộ trình trước. Song không hiểu vì sao, 3 tháng hè ngành bảo hiểm không phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền hướng dẫn về mức đóng bảo hiểm y tế mới trong học sinh, sinh viên. Chỉ đợi đến khi phụ huynh lên tiếng, ngành mới đứng ra nhận trách nhiệm. Một sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến rất nhiều người (năm học 2014-2015 có 15 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT) với số tiền lớn (3.749 tỷ đồng) nhưng ngành bảo hiểm có thể quên, vậy liệu họ có nhớ để chăm sóc sức khỏe người dân? Bảo hiểm y tế là nhu cầu an sinh thiết yếu sau chuyện cơm ăn nước uống, đi lại, học hành. Mức đóng tăng có thể xem là cao nhưng hy vọng chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng được nâng lên theo cam kết của ngành bảo hiểm vốn dĩ còn nhiều bất cập. Hồng Cúc |