发布时间:2025-01-12 18:48:13 来源:Empire777 作者:La liga
Nhiều “engại” khi cho vay
ĐBSCL sở hữu nhiều lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp,ảibàitoántíndụngchongànhnôngsảnĐồngbằngsôngCửbang xêp hang tbn là vùng sản xuất và xuất khẩu thủy sản, lúa gạo và rau quả lớn nhất của cả nước khi chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản.
ĐBSCL còn cho thấy có tiềm năng về phát triển công nghiệp như công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản; đầu tư vào công nghệ cao nuôi trồng, canh tác, bảo quản nông, thủy, hải sản.
Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực góp đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững. Ảnh minh họa. |
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, cơ chế chính sách đồng hành, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL, đặc biệt là các sản phẩm, ngành hàng kinh tế chủ lực của vùng.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng dư nợ tín dụng tại khu vực ĐBSCL đạt 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của vùng đạt khoảng 643 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với 2023, chiếm 54% tổng dư nợ trên địa bàn.Mặc dù những nỗ lực của ngành ngân hàng trong việc triển khai tín dụng tại khu vực ĐBSCL đạt kết quả tích cực, tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL hiện đang gặp nhiều khó khăn như rủi ro, thiên tai, biến đổi khí hậu.
Ông Trần Việt Phường cho rằng, để ĐBSCL phát triển bền vững, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía bà con nông dân, doanh nghiệp mà rất cần sự hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bên liên quan. Việc thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản không chỉ là giải pháp tài chính, mà còn là cam kết dài hạn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ổn định đời sống người dân và nâng cao vị thế của nông sản ĐBSCL trên bản đồ thế giới. |
Theo ông Trần Việt Phường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, ĐBSCL là vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn, lũ lụt. Do những rủi ro này mà các tổ chức tín dụng e ngại khi cho vay, bởi vì ngành nông sản ở đây phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thiên nhiên.
Ngoài ra, có thể kể đến quy mô sản xuất trong vùng còn nhỏ lẻ và manh mún, chưa có sự liên kết chặt chẽ, làm cho việc áp dụng công nghệ và quản lý trở nên khó khăn. Do đó, các ngân hàng khó kiểm soát và đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng.
Nhiều nông hộ và hợp tác xã chưa có kỹ năng quản lý tài chính tốt và hệ thống sổ sách rõ ràng. Khiến các tổ chức tín dụng khó đánh giá khả năng trả nợ, dẫn đến e ngại khi cung cấp vốn.
Thiếu tài sản thế chấp cũng là mặt hạn chế của vùng, do đất đai ở ĐBSCL bị chia nhỏ và giá trị không cao, nông dân khó có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Việc sử dụng tài sản thế chấp cũng gặp khó khăn vì quy định pháp lý chưa hoàn thiện, làm giảm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng.
Bên cạnh đó, các khoản vay nông nghiệp thường có lãi suất cao hơn so với mức mà nông dân có thể chi trả, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất.
Về phía các tổ chức tín dụng chưa có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất dài hạn và đặc thù của ngành nông sản, gây hạn chế trong việc tiếp cận vốn.
Thiếu cơ chế bảo hiểm nông nghiệp do thiếu các giải pháp bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, rủi ro thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của nông dân, khiến các ngân hàng thêm thận trọng trong việc cung cấp tín dụng.
Đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy tín dụng
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nói chung và sự phát triển của các ngành hàng nông sản chủ lực nói riêng, ông Trần Việt Phường nhận định, việc tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, góp phần đưa ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững.
Cần có các sản phẩm tín dụng đặc thù với thời hạn và lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất nông sản, giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Ảnh minh họa. |
Theo đó, ông Phường đề xuất tăng cường hợp tác giữa chính quyền địa phương, ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng những gói tín dụng phù hợp, linh hoạt cho từng đối tượng trong chuỗi sản xuất nông sản. Cần có các sản phẩm tín dụng đặc thù với thời hạn và lãi suất phù hợp với chu kỳ sản xuất nông sản, giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tín dụng nghiên cứu, áp dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; nâng cao năng lực định giá tài sản tín chấp và đánh giá rủi ro tín dụng trong nông nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.
ĐBSCL cần xây dựng các cơ chế bảo hiểm nông nghiệp và quỹ bảo lãnh tín dụng cho ngành nông nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả người nông dân và ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng tự tin hơn khi cấp vốn cho ngành hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các sở, ngành trong việc hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ trung ương, các dự án ODA và các nguồn lực quốc tế khác. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay vốn để bà con và doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thiểu áp lực chi phí sản xuất.
Đồng thời, tăng cường hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã và chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Mô hình này sẽ giúp tạo sự ổn định, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, giúp bà con nông dân và doanh nghiệp có thể vay vốn với lãi suất thấp hơn thông qua các tổ chức tập thể.
TS. Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Khóa IX, XII, XIII cho rằng, cần bàn thêm về xây dựng chương trình quốc gia bao gồm cả miễn giảm lãi suất tùy theo đối tượng, kéo dài thời gian trả nợ, xây dựng định chế bảo hiểm nông nghiệp. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực thúc đẩy tín dụng cho ĐBSCL nhưng nhiều vấn đề còn đang ở phía trước. Sắp tới đây, Ngân hàng Nhà nước cần đa dạng hóa các hình thức tín dụng, ví dụ tín dụng vi mô, để phát triển bền vững tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. |
相关文章
随便看看