BĐS công nghiệp - điểm sáng trong mắt nhà đầu tư quốc tế Sáng 19/6,ơhộivàngthuhútvốnđầutưnướcngoàivàobấtđộngsảncôngnghiệtiếp bóng đá nhà cái Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Tạp chí Thương gia đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam 2020 – lần II với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, thị trường BĐS Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh. Phân khúc BĐS công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đây sẽ trở thành phân khúc có đà phát triển tốt, nhất là khi nền kinh tế có triển vọng hồi phục sau đại dịch Covid-19; môi trường đầu tư – kinh doanh được cải thiện, Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới; nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực… “Những kết quả tích cực của thị trường BĐS Việt Nam có thể được nhìn thấy rõ từ những chỉ tiêu như: Lĩnh vực BĐS đóng góp 0,4 điểm % trong tăng trưởng kinh tế; tổng thu liên quan đến BĐS khoảng 11% trong tổng thu ngân sách, tương đương gần 3% GDP; thị trường BĐS phát triển cũng đã kéo theo hàng loạt các thị trường về vốn, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, lao động tăng trưởng..." - ông Hà khẳng định. Đại diện VNREA cho biết thêm, năm 2019, Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển, dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu; việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) trọng điểm; sự tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA); tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây và việc sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp. Bằng chứng là trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, bất chấp những khó khăn chung của thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Để BĐS phát triển cần phải có quỹ đất sạch Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM cho rằng, trong hơn 30 năm qua, phát triển hạ tầng KCN, KKT chính là một trong những điểm đột phá trong quá trình xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển sản xuất công nghiệp. Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, phát triển các khu chức năng trong KKT huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng các khu này để kết nối đồng bộ với các khu chức năng khác trong KKT, với kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Với hạ tầng sẵn có, các KCN, KKT tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp triển khai dự án, đồng thời góp phần quan trọng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng nông thôn của các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và cả nước. Ngược lại, một số doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài sau khi làm ăn và tích lũy hiệu quả tại Việt Nam thì đã cân nhắc, ủng hộ, thậm chí trực tiếp tham gia nhiều hơn vào đầu tư trở lại cho hạ tầng KCN, KKT. Bà Trần Thị Hồng Minh cho rằng, phát triển BĐS công nghiệp phải đóng góp trực tiếp và mạnh mẽ hơn vào tăng trưởng xanh, giảm khí phát thải, gắn với phát huy trách nhiệm của DN. Ngoài ra, đầu tư BĐS công nghiệp còn phải giúp tạo động lực để các KCN ở nước ta cải thiện một cách thực chất các vấn đề liên quan đến người lao động (không chỉ đơn thuần giải quyết việc làm mà còn phải trở thành nơi tạo “an sinh xã hội” cho họ; đồng thời cải thiện đáng kể liên kết giữa các DN, đặc biệt là giữa DN trong nước và DN nước ngoài, qua đó thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn... Ông Phạm Minh Phương – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý các KCN, KKT cho rằng, BĐS công nghiệp Việt Nam đang trong thời kỳ “dọn tổ đón đại bàng”. Chính vì vậy, đây là thời cơ để Việt Nam chuẩn bị tốt để trở thành điểm sáng thu hút nhiều dòng vốn đầu tư. Trong thời gian qua, BĐS công nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao bởi ký được nhiều các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA nhưng hiện nay quy mô của nhiều KCN còn nhỏ, để thu hút được những DN lớn kèm theo các DN phụ trợ thì chúng ta cần phải có quỹ đất sạch. Để giải quyết được vấn đề này cần quan tâm đến các chính sách, đối với các nhà đầu tư phải chọn được các DN có đủ năng lực tài chính để giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng từ đó mới có thể tận dụng được triệt để những cơ hội mà chúng ta sắp được nhận. Bởi thực tế, làm BĐS công nghiệp khác với BĐS nhà ở bởi phải bỏ vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, khu sản xuất nhưng thu hồi vốn lại nhỏ giọt, gặp áp lực với tỷ lệ lấp đầy. Ông Nguyễn Thế Chinh – Giám đốc Ban BĐS Tổng công ty Viglacera - CTCP, kiến nghị cần xem xét rút ngắn thời gian lựa chọn chủ đầu tư KCN, hiện nay là khoảng 2 năm thì sẽ mất rất nhiều cơ hội. Các DN đầu tư hạ tầng đều cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, đây là mấu chốt quyết định tiến độ của xây dựng hạ tầng các KCN, như vậy mới có thể đó đón sóng đầu tư hiệu quả./. Văn Tuấn |