【kèo chấp 1,5】Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gắn với du lịch Huế: Chưa xứng với tiềm năng
Biểu diễn Nhã nhạc trong Trường lang - Đại Nội
Chưa nhiều
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn các giá trị di sản văn hoá phi vật thể thuộc dòng văn hoá cung đình triều Nguyễn,áthuygiátrịvănhóaphivậtthểgắnvớidulịchHuếChưaxứngvớitiềmnăkèo chấp 1,5 như: Nhã nhạc, tuồng cung đình và múa cung đình. Đến nay, Thừa Thiên Huế đã phục hồi được gần 100 bài cả lễ nhạc lẫn vũ khúc cung đình của Nhã nhạc. Nhã nhạc cũng trở thành món quà tinh thần ý nghĩa được chọn để tiếp đãi với đối tác ngoại giao quan trọng trong tỉnh, trong nước và cả quốc tế.
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu phục hồi và tư liệu hoá các bài bản cổ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tích cực tổ chức biểu diễn phục vụ miễn phí du khách hằng ngày trong Đại Nội, ngoại trừ Nhà hát Duyệt Thị Đường. Đó là các trích đoạn giới thiệu về các loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế, như Nhã nhạc, tuồng cung đình, múa cung đình và tăng dày chương trình trong ngày lễ, dịp tết, phục vụ miễn phí du khách. Nhằm khai thác không gian của nhà hát cổ Duyệt Thị Đường, từ năm 2003, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức các suất diễn hàng ngày về nghệ thuật truyền thống cung đình Huế có thu phí. Đến nay, kênh biểu diễn này đã tạo nguồn thu đáng kể với hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Với mức thu này, Duyệt Thị Đường đã là một trong số ít nhà hát nghệ thuật truyền thống trong cả nước được du khách chọn lựa trả tiền để xem một chương trình biểu diễn độc lập.
Mặc dù được xếp hạng sau Nhã nhạc cả về thời gian và cấp độ, nhưng ca Huế lại là sản phẩm du lịch được định hình sớm hơn ở Huế. Không ít người đã thắc mắc, tại sao Huế có Nhã nhạc là di sản văn hóa phi vật thể mang tầm thế giới mà về đêm chỉ có ca Huế trên sông Hương? Làm sao để chương trình ca Huế mỗi đêm trên sông Hương chất lượng xứng tầm với di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vẫn là câu chuyện dài phải bàn. Giữ lửa cho ca Huế, các nghệ sĩ nặng lòng với loại hình nghệ thuật này đã tập trung chí hướng thành lập và nỗ lực để duy trì hoạt động của CLB ca Huế thính phòng. Tuy nhiên, do không có kinh phí, các nghệ sĩ chỉ có thể góp sức bằng sự nhiệt tình và niềm đam mê, nên việc duy trì CLB hoạt động thường xuyên cũng đã là việc khó.
Biểu diễn ca Huế thính phòng
Cần “nhạc trưởng” tài, tâm
Nhiều năm đồng hành cùng di sản văn hoá Huế, TS. Lê Thị Minh Lý (Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hoá, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam) cho rằng, các di sản văn hoá này chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó. Nhìn thấy Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều di sản văn hoá phi vật thể nhất nước, nhưng đồng thời TS. Minh Lý cũng thấy các cấp, các ngành của Thừa Thiên Huế chưa có sự phối hợp và hỗ trợ nhau để tạo nên những sản phẩm văn hoá phong phú, tạo động lực cho ngành du lịch.
Cải thiện vấn đề này, theo TS. Minh Lý, Thừa Thiên Huế cần sớm có một báo cáo kiểm kê tổng thể về các loại hình di sản văn hoá phi vật thể đang có. Đây là cơ sở để có thể xác định thứ tự ưu tiên việc cần làm trước mắt và cả những chiến lược lâu dài nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của từng loại di sản cụ thể. Một khi xác định được thứ tự ưu tiên những việc cần làm, Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều cơ hội để sáng tạo thêm những sản phẩm văn hoá mới dựa trên những giá trị cốt lõi.
Với 3 nghệ sĩ nhân dân (NSND) (không tính cố NSND La Thị Cẩm Vân), 35 nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) cùng hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên đang hoạt động biểu diễn, đội ngũ nghệ sĩ của Thừa Thiên Huế hoàn toàn không “lép vế” so với bất kỳ địa phương nào, ngoại trừ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với NSND Phan Thị Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế, không khó để gợi mở từ chị những câu chuyện về nghệ thuật truyền thống cung đình Huế - đam mê không biên giới của chị. Một lần chia sẻ niềm mơ có thể đưa những vở tuồng hoặc trích đoạn tuồng cổ được phục hồi và “trình làng” phục vụ công chúng một cách rộng rãi, NSND Bạch Hạc “tham vọng”: Nếu có được nguồn tài trợ, chúng tôi rất muốn được trở lại như xưa. Diễn tuồng và đánh trống chầu ngay giữa Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu, xung quanh khán giả sắp ghế ngồi. Theo mô hình sân khấu này, ai yêu tuồng yêu nghệ thuật truyền thống thì đến, không cần phải đến rạp. Nhưng để làm được điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó rất cần sự đồng thuận và hỗ trợ từ các ngành.
Trong một câu chuyện khác, NSƯT La Thanh Hùng cũng nhiệt tình: “Nghệ sĩ thường rất “máu”. Cứ cảm hứng là thăng hoa, bất kể thù lao. Tuy nhiên, nhìn chung đời sống của anh chị em nghệ sĩ còn khó khăn nên cần được quan tâm. So với nhiều địa phương khác, thu nhập của anh và nhiều nghệ sĩ “cứng nghề” khác thấp hơn nhiều. Nhưng không vì vậy mà anh đi xa Huế, bởi còn “nặng nợ” với xứ sở này và rất muốn “sống vội” để đóng góp cho Huế những gì bản thân đang có.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN