当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【keo nhà cái.5】Người tiêu dùng phải làm gì khi phát hiện thấy hàng hóa 'khuyết tật'?

Có thể nói năm 2015,ườitiêudùngphảilàmgìkhipháthiệnthấyhànghóakhuyếttậkeo nhà cái.5 vấn nạn thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, rồi đến các sự cố sản phẩm lỗi, khuyết tật… khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng, yên tâm. Đặc biệt, chính người tiêu dùng cũng tỏ ra lúng túng và không biết phải xử lý như thế nào khi phát hiện ra sản phẩm lỗi, sản phẩm “có vấn đề”, thậm chí đó còn là cách bảo vệ mình một cách chính đáng nữa.

Để giải đáp một số thắc mắc trên, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhìn nhận, hiện nay, vấn nạn hàng giả hàng nhái lan tràn khắp nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhà, đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy, để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên mua hàng hóa ở những địa điểm, cửa hàng tin cậy đã được thẩm định.

Luật sư Đặng Văn Cường

Trong trường hợp mua nhầm hàng giả, hàng nhái hoặc phát hiện ra bất cứ một sản phẩm lỗi nào của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán hàng cho mình yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền, đồng thời thực hiện trách nhiệm công dân nên thông báo cho cơ quan quản lý thị trường hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

Trường hợp người bán hàng không đổi hàng hay không hoàn trả tiền thỏa đáng, người tiêu dùng nên làm đơn tố cáo và chuyển toàn bộ tang vật và chứng từ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan chức năng yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, khi mua hàng hóa, người tiêu dùng nên đọc kỹ thông tin trên nhãn hàng hóa và luôn luôn yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn mua hàng trên đó có ghi rõ tên, địa chỉ người bán hàng.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, ở góc độ luật pháp, khi doanh nghiệp nhận được phản hồi của người tiêu dùng về việc hàng hóa của công ty mình sản xuất ra có lỗi thì cần phải thực sự thiện chí, phối hợp với người tiêu dùng để làm rõ những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có thực sự bị lỗi hay không. Trường hợp xác định sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất bị lỗi thì doanh nghiệp phải tiến hành đổi trả hàng hoặc hoàn tiền và bồi thường cho khách hàng.

Thậm chí, cần công khai xin lỗi khách hàng và kiểm tra lại sản phẩm của mình đã sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất và có giải pháp khắc phục hậu quả. Nếu khách hàng không chấp nhận đổi trả hàng và bồi thường mà yêu cầu doanh nghiệp phải trả một khoản tiền lớn để đổi lại sản phẩm lỗi hoặc đe dọa doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên có cách xử lý tích cực, giải thích cho khách hàng hiểu rõ các quy định của pháp luật đối với hành vi của khách hàng, những hậu quả pháp lý mà khách hàng có thể phải gánh chịu trước khi đưa nhau ra chốn “công đường”.

“Tại Điều 22, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật thì tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường. Ngoài ra, cần thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 5 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 5 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông”, luật sư Cường cho hay.

Cũng theo luật sư Cường, việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi; báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.

Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng, người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ mình khi phát hiện ra sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm lỗi từ nhà sản xuất? Trả lời câu hỏi này, luật sư Đặng Văn Cường lý giải, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nêu rõ một trong những quyền cơ bản và quan trọng của người tiêu dùng là “được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp”.

Tại Điều 9 của Luật này cũng quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng như sau: “Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng”.

Khi phát hiện hàng hoá có khuyết tật, không bảo đảm an toàn thực phẩm, người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thể tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan quản lý thị trường địa phương, thanh tra Sở công thương... để các cơ quan này xem xét xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm theo quy định pháp luật.

Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật và mức phạt lên đến 50 triệu đồng đối với vi phạm tương ứng.

Hải Sơn

                                                             

分享到: