【lich bong da uc】Dạy và học hiện đại

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:12:27

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được triển khai thực hiện tại tỉnh Hậu Giang ở cả tiểu học và THCS,ạyvhọchiệnđạlich bong da uc đã cho thấy những ưu điểm nổi trội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Giáo viên có thêm nhiều điều kiện quan tâm học sinh thông qua VNEN. ( Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thuận Hưng 2)

Đổi mới cách dạy, cách học

Trong giờ học môn tự nhiên, tại Trường Tiểu học Thuận Hưng 2, huyện Long Mỹ, khi thầy giáo đưa ra chủ đề kiến thức, lập tức các học sinh tự giác làm bài. Em Phạm Thị Yến Thùy, học sinh lớp 5A1, Trường Tiểu học Thuận Hưng 2, chia sẻ: “Em rất thích học nhóm cùng các bạn như hiện giờ. Nhờ học theo mô hình VNEN, em và các bạn tự tin, mạnh dạn nói ra ý kiến của mình và cùng nhau trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng nhất cho bài học. Sách giáo khoa của mô hình học mới này có nhiều hình ảnh minh họa sinh động nữa”.

Khác với phương pháp học cũ, lớp học mới được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 5-6 người. Không khí học tập diễn ra sôi nổi khi nhóm này đặt ra câu hỏi, các nhóm bạn liên tục đưa ra câu trả lời. Do đã quen với cách học mới nên học sinh hoàn toàn làm chủ giờ học, giáo viên là người hướng dẫn, giúp các em tiếp nhận kiến thức đúng hướng, khoa học, các em ai cũng cảm thấy hứng thú, say mê với môn học.

Cô Nguyễn Thị Thanh Trang, giáo viên Trường Tiểu học Đông Phú 3, cho biết: “Với mô hình học VNEN, học sinh được rèn luyện kỹ năng học và làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành quản lý nhóm và hơn nữa là khả năng tự tìm tòi, sáng tạo trong giờ học. Cùng với đó, việc thành lập hội đồng tự quản của lớp để các bạn trong lớp có thể cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau”.

Mô hình VNEN được triển khai thí điểm tại tỉnh vào năm học 2012-2013, cho cấp tiểu học. Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2015-2016, có 12 trường tiểu học thực hiện thí điểm mô hình VNEN. Hiệu quả mang lại khi thực hiện mô hình là góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao tính tự giác học tập của học sinh, học sinh được học tập theo nhóm nên chủ động nhiều hơn… Năm học 2016-2017, toàn tỉnh có thêm 7 trường tiểu học nhân rộng mô hình, nâng tổng số trường thực hiện mô hình VNEN toàn tỉnh lên 19 trường.

Nhân rộng lên cấp THCS

Từ những hiệu quả mang lại năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện thí điểm VNEN lần đầu tiên ở bậc THCS cho 2 trường: Trường THCS Hoàng Diệu (thành phố Vị Thanh) và Trường THCS Trương Tấn Lập (huyện Long Mỹ). Hiệu quả bước đầu cho thấy, các em học sinh đã chủ động và hứng thú hơn trong học tập. Em Phạm Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 7A2, Trường THCS Hoàng Diệu, bộc bạch: “Đây là năm học thứ 2 em học theo mô hình VNEN. Học theo phương pháp mới này, em thấy dễ hiểu và rất hay. Chúng em được chia thành từng nhóm. Có chỗ nào không hiểu chỉ cần em giơ bảng tín hiệu lên là sẽ có các bạn ở nhóm khác hỗ trợ, em thấy tình cảm bạn bè cũng gần gũi hơn”.

Với mục tiêu lấy “hoạt động học” làm trung tâm, nên giáo viên không giảng giải, không truyền thụ kiến thức một chiều cho cả lớp nghe mà có sự cộng hưởng, tương tác của cả thầy và trò. Ông Trịnh Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu, cho hay: “Trường triển khai thực hiện thí điểm mô hình cho học sinh 2 lớp 6 và 7. Điểm được của mô hình là phụ huynh các em đã quan tâm và phối hợp với các em nhiều hơn trong học tập… Bên cạnh đó, giáo viên cũng chủ động xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp dạy nhiều hơn trước”.

Năm học 2016-2017, có 2 lớp 7 và 3 lớp 6 thuộc các trường THCS trên địa bàn thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ triển khai nhân rộng.

Nhưng không làm theo phong trào

Khó khăn hiện nay của các trường khi thực hiện mô hình là thiếu phòng học, bàn ghế học sinh không đảm bảo học theo nhóm, thiếu kinh phí hoạt động, chưa đảm bảo thực hiện giảng dạy 2 buổi/ngày.

Ông Bùi Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Sau hơn 3 năm thí điểm, chúng tôi thấy được đây là mô hình tốt, nên tuy mô hình VNEN dành cho học sinh tiểu học kết thúc từ ngày 31-5-2016 và kinh phí hỗ trợ cho cơ sở cũng không còn, nhưng vẫn có các trường đăng ký nhân rộng mô hình trên tinh thần tự nguyện. Tùy điều kiện thực tế của đơn vị mình mà các trường linh động trong việc áp dụng mô hình… Ngành xác định chú trọng chất lượng giáo dục chứ không phải làm theo phong trào”.

Việc “không áp đặt”, bắt buộc phòng giáo dục nào cũng phải chọn trường thực hiện mô hình là hướng đi phù hợp để mô hình trường học mới Việt Nam trở thành chất lượng giáo dục chứ không phải làm theo phong trào. Vấn đề quan trọng hiện nay theo Sở Giáo dục và Đào tạo là công tác tuyên truyền để phụ huynh, giáo viên, học sinh hiểu rõ bản chất mô hình, linh hoạt lựa chọn những nội dung phù hợp để triển khai.

Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ: “Vấn đề tôi lo lắng là thời gian về sau, nhất là của cấp THCS việc tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi như các bạn học chương trình đang hiện hành sẽ khó. Bên cạnh đó, khi học sinh thi hết chương trình lớp 9 cũng là một vấn đề. Ngoài ra, tâm lý lo ngại của một số phụ huynh phản đối không cho con học mô hình VNEN vì cho rằng học theo mô hình quá nhẹ nhàng, không đi sâu vào kiến thức, kết quả thi vào đại học sau này sẽ rất thấp…”.

 

Bài, ảnh: CAO OANH

顶: 56964踩: 1