【kết quả fortuna】Đại dự án nguồn điện mịt mờ ngày về đích
Cạn tiền,Đạidựánnguồnđiệnmịtmờngàyvềđíkết quả fortuna tổng thầu sợ rủi ro, đại dự án nhiệt điện bế tắc | |
GE Renewable Energy cung cấp tuabin cho dự án điện gió Phương Mai | |
Thanh tra Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và 'khu đất vàng' 69 Nguyễn Du | |
Lắp đặt vận hành hơn 24.300 dự án điện mặt trời áp mái |
Nhiệt điện Long Phú I là một trong những dự án nguồn điện điển hình chậm tiến độ nhiều năm và chưa hẹn ngày về đích. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Chậm tiến độ 2-3 năm
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW. Hiện nay, các dự án nguồn điện được thực hiện theo 3 hình thức đầu tư gồm: Các dự án do tập đoàn nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) là chủ đầu tư; các dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT); các dự án đầu tư theo hình thức dự án điện độc lập (IPP). Đáng chú ý hiện nay, tình hình tiến độ thực hiện 62 dự án có công suất lớn trên 200 MW có 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định tiến độ so với tiến độ nêu trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Nhắc tới chậm tiến độ, điển hình phải kể tới các dự án do PVN làm chủ đầu tư. Báo cáo ngay đầu tháng 4/2020 về tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh của Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực nêu rõ: PVN được giao làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm với tổng công suất 11.400 MW. Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó 2 dự án đã giao chủ đầu tư khác. Trong số 8 dự án này, 3 dự án đang thi công xây dựng (Nhiệt điện Thái Bình II, Nhiệt điện Long Phú I, Nhiệt điện Sông Hậu I) đều ghi nhận chậm tiến độ đã 2-3 năm.
Tốn giấy mực của báo giới suốt thời gian qua là trường hợp của Nhiệt điện Thái Bình II. Dự án này có tiến độ cấp chứng chỉ nghiệm thu tạm thời (PAC) tổ máy 1 vào tháng 12/2020 và tổ máy 2 vào quý I/2021. Tính đến hết tháng 3/2020, tiến độ tổng thể dự án đạt 84,88%, hiện nay đang tập trung thực hiện mua sắm vật tư, nhiên liệu, thiết bị, tập trung nhân lực phục vụ chạy thử và hoàn thiện công tác xây dựng nhà máy… Dự án đang chờ chấp thuận của cấp thẩm quyền về chủ trương cho phép PVN được tiếp tục dùng nguồn vốn chủ sở hữu giải ngân để hoàn thành dự án.
Về nguyên nhân chính dẫn đến dự án có nguy cơ tiếp tục bị chậm tiến độ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực phân tích, ở góc độ cơ chế, gần 2 năm nay, PVN đã gửi nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ban ngành, Trung ương tháo gỡ cơ chế cho dự án nhưng đến nay Ủy ban Quản lý vốn/Chính phủ vẫn chưa có quyết sách cuối cùng để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đặc biệt là kiến nghị về việc sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn dự án. Dự án được thu xếp vốn theo phương án cơ cấu 30/70 (vốn chủ sở hữu/vốn vay). Việc giải ngân vốn vay nước ngoài còn lại và tìm kiếm nguồn vay tiếp gần như là không thể. Đến nay, PVN chưa đủ cơ sở pháp lý cấp vốn để giải ngân, thanh toán cho các công việc thực hiện từ năm 2019.
Nhắc tới chậm tiến độ, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua các dự án đầu tư theo hình thức IPP. Hiện có 7 dự án có công suất trên 100 MW được đầu tư xây dựng theo hình thức IPP với tổng công suất gần 2.000 MW. Theo đánh giá, các dự án này đều chậm tiến độ, trong đó dự án thủy điện Mỹ Lý, Nậm Mô khó xác định được thời gian hoàn thành do phải chờ Chính phủ Lào ký Hiệp định liên Chính phủ. Các dự án chậm do thiếu nguồn vốn vay gồm: Nhiệt điện Công Thanh 600 MW, An Khánh Bắc Giang 650 MW…
Cần cơ chế đặc thù
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đánh giá, đặc điểm các dự án năng lượng là đều có quy mô lớn, hầu hết các dự án nhiệt điện đều có tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD, thời gian thi công tương đối dài với cả nghìn hạng mục phức tạp. Do vậy, chủ đầu tư không tìm được nhà thầu có năng lực dẫn tới rất dễ xảy ra việc kéo dài nhiều năm. Ngoài ra, việc thay đổi chính sách trong bảo lãnh các dự án, ngay cả đối với một tập đoàn có tài chính mạnh như PVN mà không có bảo lãnh của Chính phủ cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề về vốn. Trước kia khi có bảo lãnh của Chính phủ chỉ một năm là thu xếp được vốn, hiện nay không có nữa thì chắc chắn sẽ lâu hơn.
Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực phân tích thêm, thời gian gần đây dịch Covid-19 cũng tác động tới tiến độ các dự án đầu tư. Cụ thể, các dự án đang trong giai đoạn thi công và đang thực hiện công tác bào trì, chuẩn bị nghiệm thu chuyển giai đoạn bị ảnh hưởng liên quan đến lao động nước ngoài và một số hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị (đặc biệt các hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc). Đối với các dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì công tác thẩm tra phê duyệt bị ảnh hưởng do việc hạn chế đi lại, tổ chức cuộc họp về thẩm tra, thẩm định các dự án (Thủy điện Trị An mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch II, Ô Môn III, VI; Dung Quất I, III…).
Trước thực tế khó khăn nêu trên, Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế chính sách đặc thù các dự án điện cấp bách; đồng thời xem xét việc tiếp tục bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn cho các dự án điện quan trọng, cấp bách phù hợp với quy định của pháp luật; xem xét việc tiếp tục cho phép sử dụng vốn ODA vào đầu tư các dự án điện, đặc biệt là các dự án truyền tải cấp bách…
Ngoài ra, đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án do EVN, PVN, TKV làm chủ đầu tư; chủ động tháo gỡ vướng mắc, tồn tại tại các dự án Thái Bình II, Long Phú I, Quỳnh Lập I, Na Dương II… theo thẩm quyền nhằm đảm bảo tiến độ các dự án, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Để đáp ứng nhu cầu điện với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,6%/năm theo phương án cơ sở trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm), mỗi năm công suất nguồn điện cần bổ sung tối thiểu 4.500-5.000 MW nguồn nhiệt điện hoặc từ 14.000-16.000 MW nếu sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (do hệ số công suất sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thấp, chỉ từ 1.500-2.000h/năm). Năm 2020 về cơ bản, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội được đáp ứng. Tuy nhiên, việc cung ứng điện tiếp tục tiềm ẩn một số rủi ro, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện... Giai đoạn sau đó 2021-2025, toàn hệ thống sẽ thiếu điện (mặc dù đã phải huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu). Cụ thể, sản lượng thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỷ kWh; đến năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỷ kWh; năm 2023 có thể lên đến 15 tỷ kWh (tương ứng ~5% nhu cầu). Các năm 2024-2025, thiếu hụt giảm dần sau khi bổ sung nguồn điện từ các cụm Nhiệt điện khí lô B, Cá Voi xanh. |
-
Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vongHuyện đoàn Bắc Tân Uyên: Tổ chức “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo”FPT báo lãi trước thuế 2.121 tỷ đồng trong 3 tháng đầu nămXã đoàn Phước Hòa (huyện Phú Giáo): Thành lập Chi đoàn Công ty TNHH VinawoodsApple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệSắp xếp đơn vị hành chính và những con số mang tính lịch sửHoàng Thùy: 'Hãy biến Thùy thành ly cà phê luôn'Tấm lòng của những cán bộ cơ sởKhông chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặngKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Khắc phục khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển
下一篇:PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Khơi dậy tinh thần lập nghiệp trong thanh niên
- ·TP.HCM: Trao học bổng cho trẻ em mồ côi do dịch Covid
- ·Họp Quốc hội: Các đại biểu thảo luận về dự án Luật Đầu tư công sửa đổi
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Lương Thùy Linh lọt Top 40 Top Model Miss World 2019
- ·Thông quan 24/7 cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
- ·Đưa TP.HCM thành trung tâm kinh tế
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Nhất Tín Logistics báo lỗ hơn 25 tỷ đồng trong năm 2022
- ·Cụm thi đua Hội LHPN Đông Nam Bộ: Hơn 45 tỷ đồng thực hiện các công trình dân sinh
- ·Giấc mơ siêu ứng dụng của công ty mẹ Shopee, Grab ngày càng xa tầm với?
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Hải Thạch B.O.T sắp nhận được thêm 4,3 triệu cổ phiếu từ cổ tức của Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV)
- ·Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng: Huy động toàn dân thực hiện Đề án 02
- ·Phường Phú Thọ (TP.Thủ Dầu Một): Xã hội hóa bê tông các tuyến hẻm
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Mạnh Khang sang Ba Lan dự thi Mister Supranational 2019
- ·Người đẹp Jamaica
- ·Fan rớt nước mắt khi Tường San dừng chân ở Top 8 Miss International
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Thử nghiệm tiếp nhận tàu container trọng tải đến 145.000 DWT giảm tải vào Tân Cảng Hải Phòng
- ·H'Hen Niê và fan Việt tiễn Hoàng Thùy lên đường dự thi Miss Universe
- ·Đắk Nông: Giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·10 dấu ấn thú vị tại đêm chung kết Miss Universe Vietnam 2019
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Lỡ hẹn với Hoàng Thùy, Hương Giang xin lỗi và chúc á hậu chiến thắng
- ·Khánh Vân đại diện Việt Nam thi Miss Universe 2020
- ·Lương Thùy Linh múa mâm vàng ấn tượng tại Miss World 2019
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Top 45 Miss Universe Vietnam 2019 dự thi trình diễn váy dạ hội
- ·Bình Dương sẽ đăng cai tổ chức Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Nam
- ·Nhờ tăng trưởng doanh số bán iPhone, doanh thu Apple vượt kỳ vọng trong quý I/2023
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·ổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump