【bayern vs wolfsburg】Doanh nghiệp đề xuất ưu tiên tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu
Đây là ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng kết tại Hội nghị Lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, do VCCI tổ chức chiều 21/7, tại trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.
Cần phân tích cụ thể ưu, khuyết điểm
Tại Hội nghị, hầu hết các ý kiến đều thống nhất cao với những đánh giá thẳng thắn và 5 bài học kinh nghiệm đã rút ra trong 5 năm qua, cùng 5 bài học lớn qua quá trình nhìn lại 30 năm đổi mới (1986 – 2016) đã nêu trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Về những kết quả đã đạt được, các DN cho rằng, cần có sự phân tích cụ thể hơn trong tương quan so sánh với những mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, những hạn chế, khuyến điểm cũng cần có phân tích rõ về các vấn đề cơ bản như: Năng lực cạnh tranh quốc gia còn yếu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được như kỳ vọng; Việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm qua đã được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt nhưng kết quả còn hạn chế…
Đặc biệt, các DN rất đồng tình với nội dung đã nêu trong Dự thảo Văn kiện về việc xác định nguyên nhân chủ quan, có tính chất tiêu biểu nhất dẫn đến những hạn chế, yếu kém là do chưa trú trọng đúng mức tháo gỡ khó khăn hỗ trợ DN khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
“Đây là bài học kinh nghiệm rất quý giá, cần phải được phân tích kỹ lưỡng hơn để vận dụng cho giai đoạn tiếp theo. Qua thực tiễn cho thấy, việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN trong bối cảnh hiện nay phải là công tác thường xuyên, liên tục, không chỉ khi thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mới phải quan tâm”, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết.
Bên cạnh đó, góp ý về nội dung “Nhìn lại 30 năm đổi mới”, một số DN cho rằng, cần tách nội dung về “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; Năng lực và hiệu quả của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ” thành mục tiêu riêng để phân tích.
“Đây là một nội dung cốt lõi và cũng là cản trở chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong 30 năm qua. Trên thực tế, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, song bộ máy quản lý nhà nước dường như chưa có sự thay đổi “đột phá” trong suốt 30 năm qua”, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên phát biểu.
Ngoài ra, đánh giá về mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển và động lực phát triển đất nước 5 năm từ 2016 – 2020, một số ý kiến cho rằng, Văn kiện nên nêu ra một số cơ hội, thuận lợi về tình hình thế giới bên cạnh việc nên những khó khăn, thách thức. Nhất là về nhiệm vụ, cần nêu nhiệm vụ chống tham nhũng, cải cách thực sự bộ máy và thủ tục hành chính, thu hút nhân tài… là nhiệm vụ trọng tâm.
Toàn ảnh hội nghị. |
Đẩy mạnh xuất khẩu – mục tiêu trọng tâm
Mảng kinh tế trong Dự thảo văn kiện là chủ đề “nóng” được DN quan tâm và góp ý kiến sôi nổi tại Hội nghị. Các DN cho rằng, cần nêu rõ hơn nữa phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về các ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp công nghệ cao, phần mềm, điện tử…
“Dự thảo cần có thêm nội dung về việc xây dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản… nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc”, ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phát biểu.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ, hiện nay khu vực DN tư nhân vẫn chưa được nhìn nhận công bằng và đánh giá đúng tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. “Đề nghị dự thảo Văn kiện phải có thêm nội dung về việc đánh giá đúng vai trò của DN tư nhân, tiếp tục hoàn thiện thể chế đối với khu vực DN này và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN tư nhân phát triển”, ông Nguyễn Văn Đệ nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên, điều quan trong nhất cần ưu tiên đề cập sâu sắc và cụ thể trong mục tiêu kinh tế của Dự thảo văn kiện đó là đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung mũi nhọn cho đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu.
“Muốn làm được như vậy, cần phải rà soát nhanh chóng để hoàn thiện đầy đủ các chính sách. Đặc biệt, chúng ta đang hội nhập và chính sách buộc phải thay đổi theo môi trường thế giới, chứ không thể một mình một kiểu nên cần phải có sự điều chỉnh lại chính sách. Tuy nhiên, hiện quá trình điều chính mất rất nhiều thời gian và qua nhiều khâu rườm rà, thiết nghĩ nước ta cần có cơ chế làm luật mới, nhanh chóng và nhạy bén hơn”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hưng Yên nhấn mạnh.
Tham dự tại Hội nghị, bà Trần Thị Bích Thủy, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận những đóng góp rất thiết thực và hữu ích của cộng đồng doanh nghiệp cho Dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng. Đồng thời khẳng định sẽ quan tâm và đưa những nội dung đóng góp bổ xung thêm để hoàn thiện Dự thảo này./.
Tố Uyên
(责任编辑:World Cup)
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Cuối tháng 12/2020 mới trình Đề án Quy hoạch điện VIII
- Phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức chương trình bán hàng Việt bình ổn giá
- Thừa Thiên Huế: Hai nhà đầu tư muốn thực hiện dự án Khu đô thị 4.200 tỷ đồng
- Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- TP.Thủ Dầu Một: Tổng thu ngân sách 5 tháng đầu năm hơn 7.204 tỷ đồng
- 06 tiêu chí hút người mua “căn hộ tốt nhất Bình Dương”
- Trà Vinh có tân Chủ tịch UBND tỉnh
- Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- Chi phí năng lượng không thể là gánh nặng cho nền kinh tế
- Bịt kẽ hở rò rỉ dịch Covid
- TP.Tân Uyên: Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý trong lĩnh vực xây dựng
- Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- Phú An, xã nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Định danh người sử dụng mạng xã hội: Không vô danh để không vô trách nhiệm
- Chỉ số minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc so với năm 2021
- Nhiều kỳ tích của Nghị quyết 43 cho nền kinh tế
- Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- Cả nước có hơn 120.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng