| Sản lượng vận tải giảm mạnh trong 7 ngày Tết | | Quy định mới về quản lý,ạchcảnghàngkhôngCầncóchiếnlượcdàihơnhận định bóng đá empoli khai thác cảng hàng không, sân bay | | Đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế | | Các hãng hàng không mong được gói hỗ trợ như Vietnam Airlines |
Cần những tính toán cụ thể Hiện nay cả nước đang có 22 cảng hàng không, sân bay, trong đó có 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không nội địa với tổng diện tích hơn 12.400 ha, đóng góp tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước nói chung và từng vùng miền nói riêng. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, hiện nay trên cả nước đang khai thác 22 CHK gồm 9 CHK quốc tế và 13 CHK nội địa. Tuy nhiên, hiện chưa có CHK đầu mối lớn, mang tầm khu vực và quốc tế, một số CHK khai thác thực tế vượt so với dự báo và công suất thiết kế như: CHK Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài. Năm 2019 các cảng đã đạt công suất hơn 116 triệu lượt khách, tương đương với 121% so với thiết kế. Tuy nhiên, lượt khách lại không phân bổ đồng đều, chỉ tập trung ở 3 trung tâm kinh tế là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, còn tại các cảng hàng không khác đều có sản lượng thấp hơn so với thiết kế. Thậm chí, có cảng hàng không đạt dưới 20% công suất thiết kế. Nhiều hạng mục tại các CHK chưa được đầu tư, nâng cấp, mở rộng do các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, đặc biệt là quản lý đất đai và xây dựng, hoặc do hạn chế về nguồn vốn; công suất các CHK cần được cân đối cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội... Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, giai đoạn 2021- 2030 có 26 CHK, bao gồm 13 CHK quốc tế, 15 CHK nội địa với tổng công suất thiết kế khoảng 654,5 triệu khách/năm. So với giai đoạn đến năm 2030, bổ sung thêm 4 CHK gồm: Lai Châu, Nà Sản, Cao Bằng và quy hoạch thêm CHK thứ 2 cho vùng Thủ đô (vị trí sẽ được nghiên cứu, xác định cụ thể sau năm 2040). Do vậy việc xem xét đầu tư CHK hay phát triển các loạt hình giao thông khác mang tính kết nối giữa các cảng hàng không, cần có những tính toán cụ thể. | Đầu tư CHK hay phát triển các loạt hình giao thông khác mang tính kết nối giữ các cảng hàng không, cần có những tính toán cụ thể. Ảnh minh họa: Internet. |
Cần có sự đồng bộ trong quy hoạch Cho ý kiến góp ý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho rằng, quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc cần dựa trên rất nhiều yếu tố như xác định nhu cầu hành khách, nhu cầu vận tải, xác định quy mô, mạng đường bay khai thác của hệ thống CHK, sân bay; xác định quy hoạch phát triển đối với từng CHK, sân bay, khả năng trung chuyển... Quy hoạch hàng không không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế xã hội mà còn phải tính đến sự phù hợp giữa hàng không dân dụng và hàng không quân sự, đảm bảo an ninh hàng không và an ninh quốc phòng. TS. Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam cho rằng, cần phải có quy hoạch 2 hệ thống con là dân sự và quân sự, sau đó tích hợp lại để làm rõ 2 hệ thống con và việc dùng chung các CHK, sân bay. Trên cơ sở này Nhà nước thống nhất quản lý cả 2 hệ thống con và quy định chặt chẽ việc phối hợp giữa quân sự và dân sự trong hoạt động. Có như thế Nhà nước mới thống nhất quản lý sử dụng vùng trời và mặt đất thống nhất để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh tế và an ninh quốc phòng. “Mặt khác, nếu không tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc thì không thể có hoạt động hàng không chung. Đây là lỗ hổng rất lớn hiện nay của luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Hệ quả tiếp theo là quỹ đất dành cho sự phát triển hệ thống sân bay sẽ rất hạn chế và bị động để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong tương lai gần”, TS. Trần Quang Châu nhấn mạnh. |