Trong khi chưa rõ tỷ phú Elon Musk liệu có thể thay đổi thế giới sau khi mua lại Twitter hay không,ợiđâuchưathấynhưngElonMuskđangđẩyhoạtđộngkinhdoanhcủaTwitterđếnbờvựcnguyhiểtỷ số newcastle united nhưng trước mắt thương vụ này đang đẩy hoạt động kinh doanh của công ty tới bờ vực nguy hiểm nhất từ trước đến nay khi Twitter vừa không thể giữ chân nhân viên, vừa đánh mất các nhà quảng cáo.
Chính Twitter đã thừa nhận điều này trong hồ sơ mới đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ mới đây. Mối đe dọa này không chỉ đến từ việc nhân viên rời đi mà còn từ việc khó có thể tuyển dụng hiệu quả nhân sự mới do ảnh hưởng từ thương vụ thâu tóm công ty của ông Musk. Twitter nhấn mạnh rằng, ngay cả các nhân sự ở lại cũng "có thể bị phân tâm và làm năng suất công việc giảm sút do sự không chắc chắn về thương vụ sáp nhập này".
Bản thân ông Musk lại không mấy lo lắng về điều đó khi tuyên bố với Reuters rằng: "Đây là đất nước tự do… Chắc chắn nếu bất kỳ ai cảm thấy không thoải mái về điều đó, họ sẽ tự rời đi đến nơi khác. Tốt thôi."
Nhưng mối đe dọa lớn nhất hiện tại với Twitter lại đến từ các nhà quảng cáo – những khách hàng mang lại nguồn thu cho công ty mạng xã hội này – khi họ lo ngại về những thay đổi mà ông Musk đang hứa hẹn sẽ thực hiện khi tiếp quản mạng xã hội Twitter.
Trong khi nói về tầm nhìn của mình, ông Musk thường nhấn mạnh đến việc biến Twitter thành nền tảng hướng tới tự do ngôn luận mà không đảm bảo với các nhà quảng cáo về "sự an toàn thương hiệu" trước mối đe dọa từ các loại thông tin sai lệch, giả mạo, các bài đăng thù địch … khi việc kiểm duyệt nội dung bị xem nhẹ.
Hiện tại, Twitter vốn đang kiểm duyệt và cấm nhiều loại nội dung – cho dù nó không bất hợp pháp – thế nhưng nếu ông Musk lên nắm quyền, chính sách này có thể được giảm nhẹ và chỉ tập trung vào những nội dung bị chính phủ Mỹ coi là bất hợp pháp. Điều này cũng có thể làm gia tăng lượng nội dung gây chia rẽ và thù địch – những điều mà nhà quảng cáo không thích khi chúng có thể xuất hiện bên cạnh các thương hiệu của họ.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô lại đang đặc biệt lo ngại về thương vụ này khi ông Musk, người cũng đang điều hành hãng sản xuất xe điện Tesla, lại có thể tiếp cận sâu hơn và hiểu rõ hơn về chương trình tiếp thị của họ trên Twitter.
Không những không giúp cho Twitter cải thiện mối quan hệ với các nhà quảng cáo, ông Musk cũng đang đề xuất nhiều ý tưởng nhằm giúp Twitter giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo để kiếm tiền. Đáng tiếc, không giải pháp nào trong số đó hứa hẹn giúp ổn định tình hình tài chính của công ty trong tức thời khi hàng loạt nhà quảng cáo đang rời đi.
Bản thân các giám đốc điều hành của Twitter cũng không có giải pháp cụ thể nào cho những vấn đề trên. Trong buổi gặp gỡ thường niên với các nhà quảng cáo trong sự kiện IAB NewFronts ngày 4 tháng 5 vừa qua, các lãnh đạo của Twitter cũng chỉ cố gắng trấn an các nhà quảng cáo rằng hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra bình thường đối với công ty, nhưng lại không đề cập đến những thay đổi cụ thể nào sẽ diễn ra khi ông Musk tiếp quản công ty.
Sarah Personette, giám đốc khách hàng của Twitter, cũng chỉ nói chung chung rằng, công ty cam kết sẽ phát triển các sản phẩm mới và phục vụ các nhà quảng cáo, những người mang lại phần lớn doanh thu cho họ. Còn đối với các thay đổi mà ông Musk đang đề xuất thực hiện trên Twitter trong thời gian tới, hầu như chúng không được nhắc đến trong buổi gặp gỡ các nhà quảng cáo của Twitter.
So với những nền tảng mạng xã hội khổng lồ khác như Facebook, TikTok hay YouTube với hàng tỷ lượt người dùng, Twitter có tập người dùng nhỏ hơn nhiều khi hiện chỉ có hơn 200 triệu người dùng hàng ngày.
Điều này có thể khiến các nhà quảng cáo cho rằng, lợi ích mà họ mang lại không tương xứng với các bất ổn tiềm ẩn khi thương vụ thâu tóm của ông Musk đang diễn ra. Nếu không sớm có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình, rất có thể tình trạng chảy máu nhân viên và doanh thu sẽ sớm đẩy Twitter đến bờ vực thật sự.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, TechCrunch)
Thỏa thuận giữa Elon Musk và Twitter đặt ra các điều khoản nhằm đảm bảo hai bên đều tập trung hoàn tất thương vụ 44 tỷ USD.