(HG) - Lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh và công an các huyện,ưukhilmcăncướltđ đức thị xã, thành phố thông tin, lễ 30-4 và 1-5 năm nay, cán bộ, chiến sĩ phụ trách làm căn cước công dân vẫn thành lập tổ xuống các xã, phường, thị trấn để làm thẻ cho bà con.
Người dân đến làm căn cước ở phường VII, thành phố Vị Thanh.
Thiếu tá Nguyễn Thúy Kiều, Phó đội trưởng Đội Đăng ký, quản lý cư trú; cấp quản lý chứng minh nhân dân, căn cước công dân, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cho biết, theo quy định, khi người dân đến làm căn cước công dân thì không cần mang giấy tờ gì, vì những thông tin của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu. Nhưng để thuận lợi cho người dân và lực lượng làm căn cước thì khi đi người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân và giấy khai sinh để đối chiếu với cơ sở dữ liệu. “Nếu người dân quên mang 1 trong 3 giấy trên vẫn được làm thẻ, nhưng phải nhớ những thông tin cần tiết để đối chiếu với cơ sở dữ liệu”, thiếu tá Kiều cho biết.
Những trường hợp cần làm căn cước công dân ở thời điểm này là công dân đủ 14 tuổi; người có chứng minh nhân dân bị mất, hết hạn, chữ và số mờ hoặc có thay đổi về chữ lót, ngày, tháng, năm sinh... Những người từ 80-90 tuổi cũng nên làm căn cước công dân vì có liên quan đến bảo hiểm y tế, thủ tục cần thiết khi nhận bảo trợ xã hội. Trường hợp giấy chứng minh còn thời hạn sử dụng thì không cần thiết phải làm ngay lúc này.
“Theo quy định, khoảng 15 ngày sau khi hoàn thành hồ sơ làm căn cước thì có thẻ, nhưng thời gian này các tỉnh, thành phố cả nước đều làm nên bộ phận in thẻ của Bộ Công an in không kịp; nhiều lúc đường truyền dữ liệu của tỉnh, thành phố về Bộ Công an gặp trục trặc nên thời gian có thẻ kéo dài, do đó, người dân cũng thông cảm, chia sẻ”, thiếu tá Kiều nói thêm.
NHẬT TÂN