游客发表
发帖时间:2025-01-12 07:58:37
Việt Nam thể hiện mạnh mẽ cam kết chống gian lận xuất xứ | |
Hải quan tiếp tục tăng cường chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp | |
Chống gian lận xuất xứ hàng hóa: Kiểm soát từ năng lực sản xuất của doanh nghiệp |
Các cơ quan chức năng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa,ềunhómhàngvàovòngnguycơgianlậnxuấtxứaugsburg vs leverkusen chuyển tải bất hợp pháp. |
Liên lụy doanh nghiệp chân chính
Đây là thông tin được ông Claudio Dordi, Giám đốc Dự án tạo thuận lợi thương mại di USAID đưa ra tại Hội thảo chống gian lận xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại diễn ra ngày 14-15/11.
Theo ông Claudio Dordi, có rất nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau về gian lận xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, hàng hóa được “chuyển tải” đơn giản từ Việt Nam mà không có sự thay đổi vật lý nào đối với sản phẩm. Hoặc sản phẩm tháo rời xuất khẩu sang Việt Nam, sau đó thực hiện các công đoạn lắp ráp đơn giản (không tạo ra sự chuyển đổi đáng kể) thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất đi Mỹ, EU.
Ông Claudio Dordi cho biết, gian lận xuất xứ làm tăng nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có tính tuân thủ cao của Việt Nam. Hàng hóa từ thị trường có rủi ro cao thì sẽ phải kiểm tra chặt chẽ, thủ tục phức tạp hơn.
Trước nguy cơ hàng hoá nước ngoài lợi dụng xuất xứ Việt Nam để đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam sang các nước khác để hưởng ưu đãi thuế quan, thời gian qua Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã có những giải pháp chủ động chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
Theo Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn, qua rà soát, theo dõi, hàng loạt nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng rất mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện và linh kiện của xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm gỗ…
Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng trưởng mạnh như dây điện với 252%, chất dẻo nguyên liệu 147,85%; máy vi tính, sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ là 140,10%... Đặc biệt là nhóm chất dẻo nguyên liệu xuất khẩu sang EU tăng tới hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (1199,50%).
Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, với nhóm mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng đột biến, cơ quan Hải quan đã rà soát, đưa vao danh sách có nguy cơ lớn về gian lận xuất xứ.
Cơ quan Hải quan triển khai mạnh mẽ các giải pháp
Thực tế, qua kiểm tra, kiểm soát, cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận liên quan đến xuất xứ hàng hóa như: Hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam, ghi nhãn hàng hóa tại nước ngoài trước khi NK về Việt Nam để tiêu thụ trong nước; gian lận, giả mạo xuất xứ Việt Nam chuyển tải bất hợp pháp để XK.
Dẫn chứng một loạt vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa vừa được cơ quan Hải quan phát hiện, ông Âu Anh Tuấn cho biết, điển hình là vụ việc được Cục Hải quan TP HCM bắt giữ lô hàng của công ty TNHH B. Hàng hóa được tạm nhập từ Trung Quốc và tái xuất sang Mỹ theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất. Cụ thể, doanh nghiệp khai báo hàng là cáp Internet. Nhưng qua kiểm tra thực tế lô hàng nhập khẩu, các sợi cáp quang mang hiệu Monster, trên bao bì sản phẩm có in sẵn dòng chữ Made in Vietnam, Manufactured in Vietnam for Vanco International.
Hay Cục Hải quan Hải Phòng cũng vừa phát hiện một doanh nghiệp chế xuất 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam sau đó thực hiện một số công đoạn lắp ráp đơn giản các cụm linh kiện để tạo thành sản phẩm hoàn chính để XK sang nước thứ ba.
Trước nguy cơ hàng hóa nước ngoài mượn đường, lợi dụng để đội lốt, giả mạo xuát xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước đối tác trong FTA mà Việt Nam là thành viên để hưởng thuế suất ưu đãi, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt và sát sao các cơ quan chức năng, các bên có liên quan về vấn đề này.
Mới đây, Cục Hải quan Hải Phòng cũng phát hiện, bắt giữ lô hàng 1.142 kiện NK của một DN khai báo là Hộp đựng trang sức bằng bìa giấy, hàng mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra, cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa và bao bì chứa hàng hóa được dán nhãn “Made in Viet Nam”.
Về phía Tổng cục Hải quan, ông Âu Anh Tuấn cho biết, vấn đề phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa XNK nhằm trốn thuế, đánh lừa người tiêu dùng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và cấp bách của ngành Hải quan.
“Trong tháng 11 và 12/2019 Tổng cục Hải quan triển khai chiến dịch cao điểm về phòng, chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp; đồng thời chuyển luồng kiểm tra 100% hoặc lấy mẫu để xác minh đối với các lô hàng XK đi Hoa Kỳ có nghi vấn gian lận”.
Các biện pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát cũng được Tổng cục Hải quan chỉ đạo cụ thể, thực hiện đúng quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan.
Bên cạnh đó, theo ông Âu Anh Tuấn vai trò công tác tuyên tuyền, phổ biến chính sách liên quan đến lĩnh vực xuất xứ, ghi nhãn, sở hữu trí tuệ rất quan trọng, để các DN biết, thực hiện, đồng thời thực hiện các biện pháp giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Chủ trương quyết tâm ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành khẳng định, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Chính phủ đã và đang quyết tâm mạnh mẽ với mong muốn các DN có sự phát triển bền vững.
“Vì lợi ích chung, vì sự bền vững thương mại, sự thành công của DN Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước sẵn sàng hành động, hợp tác để đảm bảo lợi ích của DN Việt cũng như của đất nước. Cơ quan Hải quan mong muốn nhận được sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của cơ quan Hải quan các nước, sự hỗ trợ, đồng hành của các tổ chức trong chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại”- Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành nhấn mạnh.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/10/2019 là 29,11 tỉ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Trung Quốc, Hồng Kong có xu hướng tăng, từ Trung Quốc tăng gấp 2 lần, từ Hồng Kong tăng 3,94 lần so với cùng kỳ năm 2018. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接