Tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá ở nước ta vẫn còn rất cao. Ảnh: MC
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh,ỷlệsửdụngthuốcláởnướctavẫncònrấbảng xếp hạng bóng đá giải ý Giám đốc Quỹ Phòng ,chống tác hại của thuốc lá đưa ra một số thông tin cho thấy, so với năm 2015, đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá chung giảm từ 22,5% xuống 21,7%. Nam giới hút thuốc là giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm rõ rệt tại nhà, tại nơi làm việc; tỷ lệ người hút thuốc được tư vấn bỏ thuốc khi đến cơ sở y tế tăng từ 40,5% năm 2015 lên 72,2% năm 2020.
Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, nhận thức về tác hại của thuốc lá trong người dân ngày càng cao. Có đến 96% người được khảo sát năm 2020 tin rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi. 87,7% tin rằng hít phải khói thuốc của người khác cũng bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng. 65,2% người dân đã từng nghe tới Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và biết được các địa điểm được quy định cấm hút thuốc theo luật. Tuy nhiên, do khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá quá dễ dàng ngoài thị trường khiến tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta vẫn còn rất cao, đặc biệt là nam giới – các chuyên gia y tế nhấn mạnh.
Riêng đối với thuốc lá điện tử, bà Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cung cấp thêm thông tin: Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành năm 2020 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%). Trong đó, nam giới tăng 14 lần (từ 0,4% lên 5,6%), nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%).
ĐỒNG VĂN