Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã hoãn cuộc gặp theo kế hoạch vào ngày 2-12 với người đồng cấp Ukraine Viktor Yanukovych,ộckhủnghoảngtạiUkrainevànỗilotừnapoli đội hình thay vào đó ông triệu tập một cuộc họp gồm các quan chức cấp cao của Ba Lan để bàn về tình hình biên giới. Tổng thống Komorowski cho biết Ba Lan, nước ủng hộ mạnh mẽ việc Ukraine gia nhập EU, "đảm bảo rằng cánh cửa vào EU luôn rộng mở với Ukraine".
Một số nước trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại về tình hình bất ổn ở Ukraine khi hàng nghìn người biểu tình phong tỏa các trụ sở công quyền ở thủ đô Kiev nhằm buộc chính phủ từ chức. Aleksander Kwasniewski - Đặc phái viên của EU tại Ukraine, đồng thời là cựu Tổng thống Ba Lan - cho biết ông Yanukovych chưa chắc sẽ chú ý tới lời kêu gọi từ chức của phe đối lập và nhiều khả năng các biện pháp cứng rắn hơn sẽ được áp đặt. Đã có những tin đồn về việc Chính phủ Ukraine sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp ở Kiev. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan Radoslaw Sikorski, Ngoại trưởng Ukraine Leonid Kozhara khẳng định rằng chính phủ Ukraine không có kế hoạch như vậy.
Tuần trước, Kiev đã làm châu Âu hết sức bất ngờ khi nhượng bộ trước sức ép của Nga sau 11 giờ đàm phán và từ chối ký hiệp ước quan trọng với EU, vốn được coi là sự li khai khỏi "ông chủ" cũ là Nga. Quyết định của Ukraine từ bỏ Thỏa thuận liên minh với EU, vốn được chuẩn bị trong nhiều tháng, đã gây ra cuộc khẩu chiến giữa Đông và Tây, làm gợi lại không khí của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và khơi mào cho làn sóng biểu tình lớn nhất ở Ukraine trong một thập kỉ qua.
Wojciech Konanczak, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu phương Đông của Ba Lan cho rằng quyết định của Kiev "là một thành công của Nga", và cuộc khủng hoảng trong quan hệ EU-Ukraine sẽ càng trầm trọng hơn nếu tình hình hiện nay tiếp tục kéo dài.
Litva, đất nước từng thuộc về Liên bang Xôviết và hiện là Chủ tịch luân phiên của EU, đã kêu gọi Ukraine đưa ra "quyết định chiến lược". Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cho rằng chính quyền Ukraine và phe đối lập phải đạt được một thỏa thuận thông qua các biện pháp dân chủ và hòa bình. Giới chính trị châu Âu cũng kêu gọi một giải pháp hòa bình, trong đó có Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt - người ủng hộ mạnh mẽ sự hội nhập của Ukraine với EU, Ngoại trưởng Czech, Slovakia và các quan chức ở Brussels. Steffen Seibert - phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel - nói: "Các cuộc biểu tình gửi đi một thông điệp hết sức rõ ràng. Hy vọng rằng Tổng thống Ukraine Yanukovych nghe được thông điệp này".
P. Thùy