Nếu như trước đây,ốtđấtđếnđâusaiphạmlanđếnđóliverpool nhận định Bình Chánh, quận 9 là những điểm nóng về sai phạm trong lĩnh vực xây dựng thì tình trạng này đã lan rộng sang những địa bàn khác theo cơn sốt đất.
Tại cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2017, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết, trong 7 tháng đầu năm nay, tình trạng xây dựng không phép tại thành phố diễn ra ngày càng phức tạp. Tình trạng xây dựng không phép lại nổi lên ở huyện Củ Chi và Cần Giờ theo cơn sốt đất.
Không riêng gì Cần Giờ và Củ Chi, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, tại huyện Bình Chánh, tình trạng vi phạm về xây dựng đang rất “nóng”. Ngày càng nhiều trường hợp xây dựng trái phép và lấn đất nông nghiệp để xây dựng tràn lan.
Theo ông Tuyến, thành phố quy hoạch 3.000 ha đất nông nghiệp trồng lúa tại huyện Bình Chánh, chưa sử dụng nhưng nhiều người dân đã lấn chiếm xây nhà hay các công trình khác.
Mặc dù tình trạng vi phạm trong hoạt động xây dựng ngày càng tăng cao, thế nhưng việc phối hợp giữa thanh tra xây dựng và địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến việc xử lý chưa triệt để.
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, những tháng cuối năm sẽ tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra Sở và thanh tra địa bàn quận huyện để xử lý tình trạng xây dựng không phép và sai phép. Đồng thời, cơ quan này sẽ tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xây dựng để hạn chế tình trạng xây dựng sai phép, phải kịp thời xử lý sai phạm nếu có.
Trong quý 3/2017, Sở Xây dựng sẽ ban hành bộ quy tắc ứng xử của thanh tra xây dựng nhằm chấn chỉnh một số vấn đề còn tồn tại. “Quan điểm của thanh tra Sở Xây dựng là phải xử lý đúng quy định, khách quan, minh bạch, đặc biệt là không có chuyện hợp thức hóa sai phạm của các công trình", ông Tuấn nhận định.
Trong khi đó, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng nói rằng quan điểm của TP.HCM là xử lý nghiêm các công trình vi phạm xây dựng dù có người dân vào ở hay chưa. Mục đích chung nhằm bảo vệ lợi ích của người dân đối với các khu nhà sai phép.
“Các cơ quan chức năng trước hết phải phát hiện nhanh, xử lý kịp thời những chủ đầu tư thực hiện không đúng giấy phép xây dựng, để khi người dân vào ở phải đạt yêu cầu, tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn. Còn khi người dân đã vào ở rồi thì cũng bằng nhiều biện pháp để tiếp tục bảo vệ dân, xử lý sai phạm. Không phải vì chuyện đã rồi mà không làm nghiêm”, ông nói thêm.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong 7 tháng đầu năm nay, thành phố đã tổ chức 12.223 lượt kiểm tra công trình xây dựng, đã phát hiện 361 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng (tăng 20,7% so với cùng kỳ). Trong đó, xây dựng không phép là 158 trường hợp (tăng 21,5% so với cùng kỳ), xây dựng sai phép là 129 trường hợp (tăng 31,63% so với cùng kỳ).
Diệu Thủy