游客发表
发帖时间:2025-01-11 01:22:37
Khơi thông dòng vốn đang "ùn ứ" tại ngân hàng Doanh nghiệp xoay xở khơi thông áp lực dòng tiền Khơi thông dòng chảy tín dụng |
Lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn là một trong số ít lĩnh vực ưu tiên cần tập trung dòng vốn. Ảnh: ST |
Cần ưu đãi và linh hoạt hơn từ tín dụng
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực: Để tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của nền kinh tế cần sự vào cuộc của các cơ quan quản lý và cả nền kinh tế bằng cách quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng… cùng các giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Các tổ chức tín dụng cần đồng bộ tiết giảm chi phí, cân đối chi phí huy động vốn, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong quý 1/2024, tăng trưởng tín dụng đạt gần 0,9%, cải thiện so với mức giảm 0,72% tính đến cuối tháng 2/2024. Tuy vậy, lực cầu tín dụng trong nền kinh tế vẫn rất yếu. Chính vì thế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhằm tăng cường các giải pháp cho tăng trưởng tín dụng năm 2024. Trong đó, lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn là một trong số ít lĩnh vực ưu tiên cần các tổ chức tín dụng tập trung dòng vốn.
Nói về khó khăn của doanh nghiệp trong xuất khẩu, theo ông Trịnh Đức Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Kẻ Gỗ, một số thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Hàn Quốc có các điều tra chống bán phá giá. Ví dụ như ở Mỹ, ngay khi bắt đầu điều tra là đã áp thuế chống phá giá ngay, lên tới 100-300% thì coi như chấm dứt việc xuất khẩu luôn. Vì thế, các doanh nghiệp phải thay đổi về chính sách bán hàng, xúc tiến thương mại… nhưng cũng cần sự hỗ trợ từ các ngành, trong đó có nguồn vốn tín dụng để hoạt động hiệu quả hơn.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong giai đoạn hiện nay, tình hình lạm phát ở mức cao khiến sức cầu trên thị trường quốc tế không cao, dẫn đến tồn kho thủy sản tại các doanh nghiệp. Vì thế, vị này đánh giá cao gói tín dụng 15.000 tỷ đồng và hiện dự kiến tăng lên 30.000 tỷ đồng của ngành ngân hàng hỗ trợ lĩnh vực lâm sản, thủy sản, hỗ trợ đáng kể cho sự phục hồi của toàn ngành.
Tuy nhiên, chia sẻ về khó khăn của các doanh nghiệp trong tiếp cận vốn, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, qua khảo sát sơ bộ thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy hải sản mong chờ được tiếp cận vay vốn với lãi suất thấp và phù hợp hơn, cũng như được hỗ trợ để tăng khả năng tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi. Ông Nam lý giải, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tài sản đảm bảo, nên các ngân hàng nên xem xét thêm việc “đơn giản và linh hoạt hơn” về các yêu cầu thủ tục, hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng sẽ tăng hạn mức tín dụng lên ít nhất 50% tổng dư nợ, thay vì khoảng 27-28% như trong gói tín dụng 15.000 tỷ đồng.
Như vậy, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nguồn vốn luôn là nhu cầu thiết yếu cho quá trình phục hồi cũng như đầu tư thêm cho sản xuất, kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp cho rằng, những ưu đãi về tín dụng sẽ mang lại hiệu quả lớn bởi vốn lưu động phụ thuộc rất lớn vào vốn tín dụng của các ngân hàng.
Tạo thuận lợi từ minh bạch tài chính
Hiện lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn được các ngân hàng dành nhiều “ưu ái” khi vay vốn. Theo đó, bên cạnh việc tài trợ vốn với nhiều ưu đãi, các ngân hàng còn cung cấp dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế với mức phí cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đặc biệt, các ngân hàng còn chuẩn bị đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp trong giao dịch với các đối tác tại thị trường quốc tế, như chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ, thương lượng các điều khoản thanh toán… Đồng thời, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh số hóa, từ cho vay trực tuyến cho đến cung cấp các dịch vụ về quản trị, giao dịch… tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí.
Ông Hà Huy Cường, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á cho hay, ngân hàng đang tập trung nghiên cứu chuyên sâu, thiết kế và xây dựng các gói giải pháp, dịch vụ tài chính cho chuỗi giá trị. Để thực hiện được thì ngân hàng phải am hiểu thực trạng, nhu cầu và mối quan tâm các doanh nghiệp để từ đó nghiên cứu, xây dựng các gói giải pháp sản phẩm dịch vụ phù hợp…
Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân hàng, các doanh nghiệp cũng phải có sự chủ động để đáp ứng các tiêu chuẩn trong vay vốn của ngân hàng. Bởi theo các chuyên gia, hệ thống ngân hàng hiện cũng đối mặt với nhiều rủi ro về chất lượng tài sản, chất lượng nợ vay… nên không thể hạ chuẩn tín dụng, không thể tung vốn “bất chấp” cho doanh nghiệp, do sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính nói chung.
Các ngân hàng cho hay, nhiều doanh nghiệp chưa minh bạch tài chính, mua – bán không có hóa đơn chứng từ, chuỗi liên kết thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong kiểm soát dòng tiền…
Vì thế, để tăng hiệu quả và thuận lợi hơn trong khơi thông dòng tín dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Đồng thời phải tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền, minh bạch tình hình tài chính; chủ động tiếp cận, đề xuất nhu cầu vay vốn để ngân hàng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay. Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng cho vay trong việc kiểm soát dòng tiền từ các khâu thu mua, chế biến đến xuất khẩu; kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp từ vùng nguyên liệu, phương thức chế biến đến thị trường xuất khẩu…
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接