发布时间:2025-01-10 11:09:04 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Một trong những nội dung mới,ănkiệnĐạihộiXIIIđãcụthểmộtbướcnữatưtưởngphụcvụnhândâty so barca là điểm nhấn quan trọng trong báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bổ sung thành tố “Dân giám sát, dân thụ hưởng” vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Điều này càng cho thấy, Đảng ta không có lợi ích nào khác là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nhân dân là trên hết, vừa là chủ thể vừa là động lực và mục tiêu của cách mạng.
Phóng viên VOV phỏng vấn Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để làm rõ hơn giá trị và ý nghĩa của nội dung mới này.
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Xuân Sơn |
PV: Giáo sư có thể cho biết, việc bổ sung thành tố “dân giám sát, dân thụ hưởng” có ý nghĩa thế nào về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Trước đây trong phương châm về thực hành dân chủ, chúng ta đã có mệnh đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Khi nói như thế là đã khá rõ ràng và khá nhiều yếu tố tích cực trong đó. Trong văn kiện Đại hội lần này, Đảng ta tiếp tục kiên trì phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, trong đó dân giám sát, dân thụ hưởng là 2 nội dung mới. Trong phương châm hành động, Đảng thêm vào 2 nội dung mới để nhắc người ta làm việc gì cũng phải để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
PV:Vậy việc bổ sung nội dung này không chỉ là bổ sung về câu chữ mà là sự bổ sung quan trọng thể hiện tầm tư duy, lý luận và thực tiễn của Đảng về vấn đề dân chủ và quyền của người dân. Giáo sư có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Quá trình lãnh đạo của Đảng qua nhiều thời kỳ thăng trầm khác nhau, cho thấy, nếu không phát huy được vai trò của nhân dân, thì chúng ta không có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam như hiện nay.
Thứ hai, nếu không phát huy được vai trò của nhân dân, đặc biệt trong kiểm tra, giám sát, thì quyền lực lãnh đạo, quyền lực quản lý của Nhà nước có thể bị tha hóa, dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, gây những tổn hại không nhỏ cho vai trò lãnh đạo của Đảng.
Từ kinh nghiệm đó, trong môi trường sinh thái hiện nay của công tác Đảng, Đảng ta nói nhiều đến công tác kiểm soát quyền lực, từ kiểm soát quyền lực phải phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát. Trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Pháp lệnh dân chủ xã phường thị trấn, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tố cáo… đã nói khá nhiều, nhưng Đảng vẫn nhắc lại trong phương châm này một cách đơn giản, ngắn gọn là phải phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của nhân dân. Đây là điểm rất mới.
Một phương châm nữa trước đây chúng ta không nhắc tới mặc dù trong quá trình tuyên truyền Nghị quyết hay giảng dạy, các thầy luôn nhắc tới mệnh đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng”. Nói như vậy để thấy nó rất chặt chẽ và mục đích cuối cùng là phục vụ lợi ích của nhân dân, nguyện vọng và quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Việc bổ sung lần này theo tôi có ý nghĩa chỉ đạo, ý nghĩa lý luận và thực tiễn; Nó khích lệ tinh thần tích cực của nhân dân, phát huy vai trò, vị trí của người dân trong khát vọng thịnh vượng, hùng cường của dân tộc.
PV: Ông nhận định thế nào về sự bổ sung hoàn thiện quan điểm của Đảng đối với vai trò chủ thể của nhân dân cũng như những hoạt động hướng tới mục tiêu vì nhân dân của Đảng?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Có thể nói, trong truyền thống lịch sử của dân tộc, các triều đại phong kiến rất trọng dân, tạo nên một giá trị văn hóa chính trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam, đó là tinh thần thân dân. Thân dân có nhiều nghĩa, nhưng gần dân, vì dân, lấy dân làm gốc, coi dân là người chở thuyền, lật thuyền… Ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi nói “việc nhân nghĩa (việc chính trị) cốt ở yên (an) dân/Quân liễu phạt trước lo trừ bạo”; hay Trần Hưng Đạo nói “phải an thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” đã trở thành truyền thống chính trị.
Đảng ta từ khi thành lập đến nay trong tất cả các cương lĩnh đều lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, giải phóng giai cấp. Từ cương lĩnh lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba rồi các văn kiện đại hội đều đặt nhân dân là mục tiêu để phấn đấu. Bác Hồ cũng có nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, trong đó nêu rõ, “Đảng ta không có một mục tiêu nào khác ngoài việc phụng sự nhân dân”. Trong Di chúc, Bác có nói “Đảng ta là người lãnh đạo, nhưng cũng là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Đây là ý tưởng xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Qua mỗi thời kỳ, đường lối lãnh đạo có khác nhau, thời kỳ chưa giành được chính quyền, Đảng tổ chức rất nhiều đoàn thể để nhân dân tham gia vào. Các hội đó sau này trở thành những trụ cột trong Mặt trận Tổ quốc, là các tổ chức chính trị xã hội. Đây là một hình thức dân chủ đại diện. Trong các đường lối, chúng ta thấy trong tất cả các mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội đều gắn với lợi ích của nhân dân, từ đó ban hành Hiến pháp thể hiện dân chủ. Trong Hiến pháp năm 1946 đến 2013 có nói “mọi quyền bính (lực) đều thuộc về nhân dân”; và các văn bản pháp luật khác cũng đều cụ thể nội dung này.
Tuy nhiên, trong thời gian dài trải qua nhiều điều kiện lịch sử, việc cụ thể hóa cũng có lúc khác nhau, có lúc tới gần hơn mục tiêu ban đầu Đảng đặt ra; có lúc còn xa. Lần này, trong văn kiện Đại hội XIII đã cụ thể một bước nữa tư tưởng phục vụ nhân dân trong đường lối chủ trương của Đảng.
PV: Theo Giáo sư, quan điểm "dân là gốc" đã được Đảng ta quán triệt, vận dụng trong thực tiễn cách mạng thời gian qua ra sao?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Theo tôi có mấy điểm rất rõ và được cụ thể hóa. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có nói: mọi chủ trương của Đảng đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Thứ nữa, người dân tham gia ngày càng đầy đủ, tích cực vào công việc của Đảng, Nhà nước. Thứ ba, Đảng phải dựa vào dân để xây dựng Đảng. Nội dung này mới thực chất làm nổi rõ bản chất dân là gốc của xây dựng Đảng.
Văn kiện Đại hội XIII đã cụ thể một bước nữa tư tưởng phục vụ nhân dân trong đường lối chủ trương của Đảng. |
PV: Vậy theo ông, “dựa vào dân để xây dựng Đảng” cần được hiểu như thế nào cho hiệu quả?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Như Bác Hồ nói “Đảng thực ra như một giọt nước trong đại dương nhân dân”. Cho nên, muốn dựa vào dân, trước hết, đảng viên phải xuất phát từ dân, vì vậy phải tìm những người ưu tú, tích cực, người có bản lĩnh chính trị trong nhân dân để kết nạp vào Đảng. Hiện Đảng ta đang có trên 5 triệu đảng viên, dân ta có gần 100 triệu người.
Dựa vào dân để xây dựng Đảng thì trước hết đảng phải từ nhân dân. Muốn có đảng viên từ nhân dân được nhận biết tích cực cần phải có phong trào lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu từ nhân dân. Thông qua các phong trào đó để lựa chọn ra đội ngũ đảng viên.
Thứ hai, cán bộ lãnh đạo của Đảng, công chức viên chức của Nhà nước cũng phải dựa vào dân. Dựa vào dân là làm sao phải dân chủ khi lựa chọn những người tiêu biểu bầu vào cơ quan đại diện, cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý Nhà nước.
Dân có bầu, hay thẩm định thì mới chính xác được. Người nào làm việc với dân, gắn với dân thật tốt, lại có sản phẩm tốt thì mới đưa vào cơ quan. Mặt khác, đã bầu lên nhưng không hẳn vĩnh viễn như thế mà dân còn phải thực hiện kiểm tra, giám sát: phẩm chất, tư cách, năng lực của đội ngũ đó.
Hiện trong đường lối của Đảng hay các văn bản quy phạm pháp luật đều quy định rất rõ: cán bộ từ cấp cơ sở trở lên đều có thể để dân kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, dân cũng có quyền tố cáo, xem xét xem người đó làm có đúng luật không, có đúng quyện vọng của dân không.
Cuối cùng tôi cho rằng, dựa vào dân để xây dựng Đảng, người dân có quyền đánh giá mức độ thành công, chất lượng lãnh đạo của Đảng thông qua sự hài lòng của dân.
Ngày nay, chúng ta có kết quả điều tra ở các cấp chính quyền về sự hài lòng của dân; chúng ta cũng cải cách các phương thức, bộ máy, thủ tục để tiện lợi cho nhân dân. Như vậy, cuối cùng là vẫn quay trở lại phục vụ sự hài lòng của nhân dân.
PV: Thực tiễn thời gian qua cho thấy, ở một số địa phương, vẫn có tình trạng dân chủ của người dân còn hạn chế. Một số đảng viên chưa thực sự gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của dân. Ông bình luận gì về thực trạng này. Theo ông, trong nhiệm kỳ này, Đảng ta cần tập trung vào những giải pháp gì để không còn xảy ra những hiện tượng như vậy?
GS.TS Phan Xuân Sơn: Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận tình trạng mất dân chủ ở nhiều nơi, đặc biệt là sau khi bước vào thời kỳ đổi mới, rồi sau sự kiện ở Thái Bình, trước khi ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, sau này là Pháp lệnh dân chủ xã phường thị trấn, sắp sửa là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở…, chúng ta đã thấy, có rất nhiều cán bộ công chức, thậm chí địa phương, tổ chức vi phạm dân chủ. Nguyên nhân có thể do nhận thức về dân chủ, vai trò lãnh đạo quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, một số tổ chức chưa đúng. Cũng có những người cố tình vi phạm dân chủ để trục lợi cho cá nhân, cho nhóm mình, cho gia đình mình, bản thân mình. Trong quá trình đó, để thực hiện dân chủ, ngoài chuyện luật pháp phải ngày càng chặt chẽ, phải có những cuộc vận động để xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Có thể nói, từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, chúng ta đã thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, rồi chống tham nhũng. Đảng đã tạo một hệ sinh thái để xây dựng chính đốn Đảng để nâng cao năng lực, phẩm chất của đảng viên, của các tổ chức đảng; rồi làm trong sạch bộ máy. Thực tế chúng ta đã làm khá sạch rồi, đi kèm với đó là các quy định về tiêu chuẩn để có một cán bộ ở cấp này, cấp kia cho đến Tổng Bí thư, trong đó có tiêu chuẩn rất rõ là không được tham vọng chạy chức chạy quyền, không tham nhũng. Đó là những quy định rất tốt để đưa nền dân chủ vào thể chế càng ngày càng cụ thể, rõ ràng.
Trong văn kiện Đại hội XIII cũng có nói cần phải kiên quyết và kiên trì đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Đảng và phải dựa vào dân để xây dựng Đảng. Mong muốn là nâng cao năng lực quản trị xã hội trên cơ sở các thể chế dân chủ để phấn đấu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
PV: Xin cảm ơn ông./.
相关文章
随便看看