Do Ventures: Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến của nhà đầu tư công nghệ khu vực ASEAN
Với sự phát triển nhanh của công nghệ,ệtNamdẫnđầudanhsáchđiểmđếncủanhàđầutưcôngnghệkhuvựkq bóng da anh kinh tế Internet Việt Nam được dự báo đạt 43 tỷ USD năm 2025.
Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư công nghệ
Báo cáo của Do Ventures chỉ ra, 2019 được coi là năm đáng nhớ của các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam khi thu về tới 861 triệu USD vốn đầu tư từ 123 thương vụ, cao gấp đôi so với năm 2018.
Tuy vậy, do Covid-19 bùng phát, lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực này chỉ còn 284 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, số nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 cũng ở mức hạn chế, kém hơn nhiều lần với con số 109 ghi nhận được vào năm 2019.
Sở hữu yếu tố thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng lớn cùng hành vi tiêu dùng nhanh, các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao năng lực và coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư công nghệ trong tương lai.
Khảo sát của Do Ventures còn chỉ ra, Việt Nam vượt Indonesia, dẫn đầu danh sách thị trường hấp dẫn nhà đầu tư công nghệ ở khu vực Đông Nam Á trong 12 tháng tới. 3 lĩnh vực mà giới đầu tư ưu tiên nhắm đến là dịch vụ giáo dục, sức khỏe và tài chính.
Kinh tế Internet Việt Nam sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025
Việt Nam được đánh giá cao bởi sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp và số lượng người dùng Internet.
So với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam hiện xếp thứ 3 về số lượng người sử dụng Internet, đứng thứ 2 về mức độ tiếp cận di động và thứ 2 ở tốc độ trung bình của kết nối internet di động. Sự phổ biến của Internet đã giúp nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019. Quỹ đầu tư Do Ventures dự báo, con số này sẽ là 43 tỷ USD vào năm 2025.
Trong giai đoạn 2009-2012, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất khu vực - có 63 triệu người dùng Internet. Thời điểm này đã chứng kiến sự ra đời của công ty công nghệ như Tokopedia, Bukalapak, GoJek và Traveloka. Và với 64 triệu người dùng Internet (năm 2019), Việt Nam được kỳ vọng sẽ xuất hiện những kỳ lân công nghệ mới của khu vực ASEAN.
Quỹ đầu tư này còn đánh giá cao ngành viễn thông Việt Nam khi cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã thử nghiệm thương mại công nghệ 5G.
Về mức độ tin cậy, báo cáo còn cho thấy người VIệt Nam ngày càng ưa thích sử dụng dịch vụ trên Internet, từ ăn uống, giải trí, gọi xe... Điều này thể hiện ở tỷ lệ tiếp cận Internet tối thiểu ở Việt Nam là 66%, trong đó gần 51% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Đây cũng là yếu tố giúp nguồn cung ứng dịch vụ logisticscho lĩnh vực này tăng nhanh, với sự xuất hiện của 40 công ty chuyển phát.
Trong tương lai, giới chuyên gia cho rằng, lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông hay dịch vụ gọi xe ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh hơn các nước khác trong khu vực vào thời gian tới.
Cùng với sự phát triển của Internet, người tiêu dùng Việt dành nhiều quan tâm hơn tới thanh toán kỹ thuật số, giúp tốc độ phát triển thị trường này ở Việt Nam tăng vược bậc. Năm 2019, lượng giao dịch internet banking tại Việt Nam tăng 210% với tổng giá trị giao dịch lên tới 240 tỷ USD. Giao dịch qua ví điện tử cũng đạt 10,4 tỷ USD, tăng 112%.
Theo Do Ventures dự báo thời gian tới, mảng thị trường thanh toán toán trực tuyến tại Việt Nam còn phát triển mạnh khi dịch vụ Mobile Moneyđược triển khai với sự tham gia của các nhà mạng di động.