【bạn xếp hạng bóng đá đức】Mở rộng hợp tác doanh nghiệp, nâng cao kim ngạch thương mại Việt Nam

60% doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rông hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Tổng Bí thư nêu những phương hướng nhằm tăng cường quan hệ Việt-Nhật
Lắng nghe,ởrộnghợptácdoanhnghiệpnângcaokimngạchthươngmạiViệbạn xếp hạng bóng đá đức giải đáp vướng mắc cho hơn 70 doanh nghiệp Nhật Bản

Ngày 15/2, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) tổ chức “Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023: Cùng kiến tạo đổi mới nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: H.D
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: H.D

Nâng cao kim ngạch thương mại Việt - Nhật theo hướng cân bằng

Theo thông tin từ Diễn đàn, trong lĩnh vực thương mại, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều hai nước tính đến tháng 12/2022 đạt hơn 47 tỷ USD.

Về hợp tác đầu tư, dòng vốn FDI của Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Lũy kế đến tháng 12/2022, Nhật Bản có 4.978 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 68,89 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đại sứ Yamada Takio cho biết, theo một khảo sát, khoảng 60% các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong tương lai, vượt xa mức tăng trung bình của ASEAN là 47%,

Còn theo khảo sát hơn 1.800 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài trong năm tài chính 2022 do tổ chức JETRO thực hiện, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh là 59,5%, tăng 5% so với năm 2021. Đặc biệt, các dự án quy mô lớn mà các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản như: Canon, Panasonic, Toyota, Honda, Yamaha, Suzuki, Mitsubishi, Sumitomo … đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh.

Đồng thời, Việt Nam và Nhật Bản hiện có nhiều hiệp định hợp tác thương mại song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP)…

Với những kết quả như trên, phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng, sâu rộng, toàn diện với nhiều bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm cao của Việt Nam, kết quả này còn có sự hợp tác chặt chẽ, phối hợp hiệu quả và hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế, trong đó có Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp Nhật Bản.

Để quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn. Theo Phó Thủ tướng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản cần chú trọng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn, doanh nghiệp hai nước cần không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác thương mại, trong đó, trọng tâm là khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cơ hội từ các thỏa thuận, hiệp định hợp tác đã ký kết cả ở cấp độ song phương và đa phương, coi đây là động lực quan trọng để hai nước sớm đạt mục tiêu nâng cao kim ngạch thương mại song phương theo hướng cân bằng.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.

Chú trọng chuyển giao công nghệ, tăng trưởng xanh

Cũng tại Diễn đàn, ông Yoshihisa Suzuki, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh doanh Nhật Bản-Mekong của JCCI cũng mong muốn hai nước đẩy mạnh hợp tác chiến lược, qua đó mở ra cơ hội đầu tư và kết nối doanh nghiệp. Với những rủi ro địa chính trị gia tăng gần đây, để đảm bảo củng cố chuỗi cung ứng, nhiều công ty Nhật Bản một lần nữa lại quan tâm đến Việt Nam và các nước ASEAN khác.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan của Nhật Bản và Việt Nam cũng như cam kết tăng cường hơn nữa vai trò cầu nối của VCCI, đổi mới cách thức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Thảo luận tại Diễn đàn, các doanh nghiệp cho rằng, việc hợp tác, phát triển sẽ càng hiệu quả hơn khi được thực hiện trên nền tảng số, đồng thời các doanh nghiệp Việt cần cơ chế để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về chuyển đổi số, quản trị doanh nghiệp và xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các doanh nghiệp Nhật Bản chú trọng chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao cũng như hợp tác trong lĩnh vực khởi nghiệp...

Trong năm 2023, nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, VCCI dự kiến phối hợp cùng các đối tác Nhật Bản triển khai 2 sự kiện lớn trong quý 3/2023 là: Diễn đàn xúc tiến đầu tư - thương mại Việt Nam – Nhật Bản tại Nhật Bản; Tuần lễ Giao lưu Văn hóa, Thương mại Việt Nam – Nhật Bản tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thể thao
上一篇:Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
下一篇:Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai