【kqbd premier league】Bộ Công Thương bảo vệ đến cùng quyền lợi người tham gia đa cấp
时间:2025-01-11 12:59:12 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Mới đây Bộ Công Thương đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra tại 4 doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Điểm đáng chú ý là công ty nào cũng phát hiện rất nhiều lỗi. Thưa ông, liệu có phải “sờ” đâu cũng thấy sai phạm?
Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp nào cũng vậy, nếu họ không để ý đến các quy định của pháp luật thì rất dễ vi phạm hành chính. Chính vì thế, chúng ta đã có các quy định của Nhà nước để xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực kinh doanh.
Trong lĩnh vực kinh doanh bán hàng đa cấp cũng vậy. Khi chúng tôi đi kiểm tra cũng đã phát hiện ra một số vi phạm, trong đó có những vi phạm đơn thuần nhỏ lẻ về hoạt động bán hàng đa cấp, ví dụ như xây dựng mạng lưới bán hàng đa cấp, ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp… chưa đúng quy định của pháp luật. Tất cả các vi phạm đó đã được chúng tôi thông báo công khai và có xử lý trong thời gian tới.
Các vi phạm đã diễn ra trong thời gian rất dài mới bị phát hiện. Có phải Bộ Công Thương và các Sở Công Thương đã buông lỏng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp sau khi đã cấp phép không?
Xét trên khía cạnh quản lý, chức năng của Bộ Công Thương có 2 trách nhiệm chính gồm: Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và sau đó tổ chức kiểm tra. Chúng tôi cho rằng, ngay sau khi tiếp nhận cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, thì 6 tháng sau chúng tôi đã tổ chức kiểm tra thường xuyên từ đó đến nay.
Đợt kiểm tra này cũng là đợt kiểm tra ở cấp bộ bao gồm nhiều cơ quan trong Bộ Công Thương để xem xét lại hoạt động bán hàng đa cấp. Ở đây, khi đi kiểm tra vi phạm đến đâu xử lý đến đó, nếu có biểu hiện vi phạm hành chính thì xử lý hành chính, còn có vi phạm khác sẽ chuyển cơ quan chức năng khác để xem xét, xử lý.
Vậy Sở Công Thương có trách nhiệm như nào khi để xảy ra sai phạm, thưa ông?
Các Sở Công Thương cũng đã triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp rất tích cực theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tính từ tháng 1-2016 đến nay, các Sở Công Thương đã xử phạt 42 công ty, kể cả các công ty đã được cấp giấy chứng nhận và chưa được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp. Tổng số tiền xử phạt các công ty vi phạm của các Sở Công Thương cũng đã đạt được 2,8 tỷ đồng. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, nhờ có sự phối hợp giữa Bộ Công Thương và các Sở Công Thương nên công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả tốt hơn, hướng đến một thị trường trật tự hơn trong thời gian tới.
Tại sao quyết định kiểm tra 7 doanh nghiệp từ giữa tháng 3 nhưng đến nay mới có kết quả của 4 công ty và 3 công ty còn lại vẫn chưa được công bố?
Thời gian kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp bộ dài hơn, bên cạnh kiểm tra hành chính đơn thuần, đoàn kiểm tra còn phải kiểm tra các việc bao gồm tổ chức mạng lưới bán hàng đa cấp như thế nào, ký kết hợp đồng ra sao… Do đó, đòi hỏi mất nhiều thời gian nhưng sau hơn 3 tháng kiểm tra, đã có kết luận kiểm tra của 4 doanh nghiệp và một doanh nghiệp nữa đã đi vào quy trình cuối của quá trình kiểm tra (Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy).
Nếu trừ ngày nghỉ thì mỗi doanh nghiệp kiểm tra mất 15 ngày. Nội dung kiểm tra rất nhiều, có nhiều nội dung phải về tận các tỉnh xác minh. Thời gian kiểm tra quan trọng nhưng chất lượng cũng quan trọng nên chúng tôi không quy định thời gian để đảm kiểm tra hết lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp để đảm bảo kết quả kiểm tra thật rõ ràng.
Với trường hợp những người dân đã đóng tiền nhưng không nhận hàng thì Bộ Công Thương có hỗ trợ gì cho người tham gia vào mạng lưới của công ty bán hàng đa cấp hay không?
Ở đây, chúng ta cần phải phân định rõ 2 đối tượng tham gia vào mạng lưới của công ty bán hàng đa cấp. nhất, những người tham gia thực sự, họ thực sự mong muốn trở thành mạng lưới tham gia bán hàng đa cấp, họ đóng tiền cho công ty, sau đó có nhận lại hàng để đi bán hàng. Nhưng vì một số lý do nào đó, họ không tiêu thụ được số hàng đó và mong muốn trả lại hàng cho công ty để lấy lại tiền theo đúng quy định của pháp luật. Trong những trường hợp đó, nếu công ty từ chối không nhận lại hàng mà không có lý do chính đáng thì Bộ Công Thương chắc chắn sẽ vào cuộc để bảo vệ quyền lợi đến cùng của những người tham gia bán hàng đa cấp đó.
Còn một đối tượng thứ 2 là cũng tham gia vào mạng lưới của công ty, nhưng họ không phải là người bán hàng đa cấp thực sự. Họ đưa tiền của công ty nhưng không nhận hàng mà thậm chí từ chối nhận hàng, đưa tiền cho công ty để mong chờ khoản lãi do công ty chi trả. Đây là quan hệ hoàn toàn khác, không phải là quan hệ bán hàng đa cấp nữa. Cho nên, khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên với nhau, cần có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
上一篇: Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
下一篇: Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
猜你喜欢
- LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- UBND tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp
- Thành phố Ngã Bảy: Giặm vá lộ giao thông nông thôn
- Thành ủy Ngã Bảy: Trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên cao niên tuổi Đảng
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp
- 100% hợp tác xã trong tỉnh hoạt động theo Luật Hợp tác xã hiện hành
- Báo Hậu Giang ra mắt “Tủ sách Bác Hồ
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó