Tiến độ thông quan tại một số cửa khẩu lớn tại Lạng Sơn vẫn chưa được cải thiện nhiều. Ảnh: TL Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại đã khiến xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn,útrọngchấtlượngkiểmdịchnôngsảnkhixuấtkhẩusangTrungQuốtỷ số trận sociedad nhất là tại các cửa khẩu phụ ở các tỉnh biên giới phía Bắc, hàng hóa thông quan bị gián đoạn do Trung Quốc phong tỏa trao đổi hàng hóa biên mậu theo hình thức cư dân biên giới. Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, chính quyền thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đã phát hiện ổ dịch Covid-19 mới có liên quan đến chợ bán buôn nông sản Xinfadi (Tân Phát Địa) tại thành phố Bắc Kinh. Do đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh và nhiều địa phương khác của Trung Quốc đã tiến hành tổng kiểm tra, rà soát an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng nông sản, các loại thịt, thủy sản (bao gồm đông lạnh, tươi sống và chế phẩm liên quan) tại các chợ nông sản, thực phẩm trên địa bàn. Theo đó, hộ kinh doanh các sản phẩm nông sản, thủy sản nhập khẩu đều phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm nghiệm kiểm dịch của Hải quan Trung Quốc. Vụ Thị trường châu Á – châu Phi nhận định, tình hình nêu trên có thể khiến cơ quan chức năng Trung Quốc tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc…đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, các loại thịt, thủy sản như đông lạnh, tươi sống và chế phẩm liên quan tại các cảng, cửa khẩu nhập khẩu nhằm phòng chống dịch Covid-19. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới giữa hai nước Việt – Trung. Được biết, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu lớn tại Lạng Sơn đã trở lại bình thường, nhưng tiến độ thông quan chưa được cải thiện nhiều do hai bên vẫn tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh và lực lượng bốc xếp của phía Trung Quốc còn mỏng. Theo thống kê của Sở Công thương Lạng Sơn, lượng xe vận chuyển hàng hóa cả xuất và nhập khẩu thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị hiện chỉ còn tương đương khoảng 40% so với trước thời điểm dịch bệnh. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc cần tăng cường công tác giám sát chất lượng; chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan cần theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới khi tình hình thông quan hàng hóa còn khó khăn do dịch Covid-19 tác động, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, hoặc đối tác phía Trung Quốc có khả năng nhận hàng. Hiện Bộ Công thương đang tiếp tục nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương có liên quan, để định hướng thay đổi phương thức xuất khẩu và tìm thị trường mới cho các mặt hàng nông sản Việt Nam./. Tố Uyên |