游客发表
发帖时间:2025-01-27 00:23:52
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn tìm hiểu mô hình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng.
Xác định rõ các xu hướng chủ đạo trong CĐS, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng các chiến lược và giải pháp cụ thể. Các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công cuộc CĐS một cách đồng bộ; ưu tiên các giải pháp chuyển đổi nhận thức; tập trung phát triển hạ tầng số, và xây dựng các nền tảng, kho cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh.
Chỉ đạo kịp thời, triển khai đồng bộ
Xác định CĐS là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là giải pháp đột phá để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TU về CĐS tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Tuyên Quang là một trong những tỉnh xếp loại khá, đến năm 2030 nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực miền Bắc.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 90-NQ/TU ngày 29/5/2023 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh phát động phong trào thi đua “CĐS tỉnh Tuyên Quang”.
Hằng năm UBND tỉnh đều có kế hoạch CĐS nhằm chủ động triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại các Chương trình, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về định hướng CĐS.
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về CĐS, 100% các cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố, xã, phường trên địa bàn tỉnh đều xây dựng Kế hoạch về CĐS theo điều kiện thực tế của địa phương.
Các xã, phường cũng đã xác định mục tiêu CĐS cụ thể các giai đoạn 2025 - 2030 như: đảm bảo trên 80% TTHC được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 100% cán bộ, công chức xã được gắn định danh số trong xử lý công việc; 60% đến 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng theo quy định.
Thúc đẩy phát triển kinh tế số góp phần tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của các xã trên nền tảng công nghệ số. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 80%...
Nâng cao nhận thức
Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 48-NQ/TU, công tác tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò, lợi ích đem lại từ CĐS đã được cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn tỉnh tham gia vào cuộc nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân, đồng thuận tham gia chuyển đổi số một cách chủ động và tích cực.
Công tác truyền thông về CĐS được các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh qua nhiều hình thức, như: Tuyên truyền, chia sẻ các nội dung, sáng kiến, cách làm hay về CĐS trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Báo Tuyên Quang, Chuyên trang CĐS tỉnh Tuyên Quang; Trang thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị; Đài Phát thanh và Truyền hình; Hệ thống truyền thanh cơ sở; Trang ZaloOA “Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang”; Fanpage Thông tin Tuyên Quang;… nội dung gắn với chủ đề hàng năm về CĐS.
Nhằm hỗ trợ triển khai nền tảng số, công nghệ số, hướng dẫn kỹ năng số đến với người dân, tỉnh đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn. Đây được xem là lực lượng nòng cốt ở cơ sở đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân. Toàn tỉnh hiện có 1.871 tổ công nghệ số cộng đồng. Trong đó, có 138 tổ cấp xã, 1.733 tổ thôn, bản, tổ dân phố với tổng số 10.257 thành viên. Ở cấp xã, tổ trưởng Tổ công nghệ số là chủ tịch UBND xã hoặc bí thư Đoàn xã, còn ở cấp thôn do trưởng thôn làm Tổ trưởng, bí thư chi đoàn làm tổ phó. Lực lượng nòng cốt này dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số tại địa phương.相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接