Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông (bên phải) tặng tủ sách Nguyễn Hữu Sum viên cho phân viện
Phân Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế được thành lập năm 1999. Qua 20 năm xây dựng và phát triển,êncứubảotồnvàlantỏagiátrịvănhóanghệthuậtmiềkết quả southampton hôm nay phân viện đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận với những công trình nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật có giá trị, như: Mỹ thuật Nguyễn, Mỹ thuật thời chúa Nguyễn - dẫn liệu từ di sản lăng mộ, Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế, Tượng thờ Hindu giáo - Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt…
Những dấu tích lịch sử, giá trị nghệ thuật về Chămpa, văn hóa Huế thời Tây Sơn, Nguyễn… đã được nghiên cứu thấu đáo. Phân viện cũng thực hiện các công trình dịch thuật, sưu tầm tư liệu Hán – Nôm cùng nhiều đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của miền Trung; liên kết hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong nước và quốc tế…
Với những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật miền Trung – Tây Nguyên, nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Tại buổi lễ, Phân Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế ra mắt Quỹ Văn hóa Huế. Quỹ được đóng góp từ nguồn xã hội hóa, giúp cho phân viện nghiên cứu, khảo sát, tổ chức điền dã, dịch thuật và in ấn các công trình nghiên cứu văn hóa nghệ thuật về miền Trung – Tây Nguyên.
Dịp này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông đã tặng tủ sách Nguyễn Hữu Sum viên của gia đình ông cho phân viện quản lý, bảo quản. Đây là cách để ông tiếp nối ước mơ dài hơn, xa hơn, trao truyền giá trị của những cuốn sách quý cho các thế hệ sau.
Tin, ảnh: Minh Hiền