游客发表
发帖时间:2025-01-25 14:48:27
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đi vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Ảnh tư liệu |
75% vốn vay từ nguồn phi chính thống
Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2023, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, bao gồm: tiếp cận vốn, tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, tìm đối tác kinh doanh, tác động của dịch bệnh Covid-19, biến động của cơ chế chính sách, tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu..., nhưng việc tiếp cận vốn là khó khăn lớn nhất.
Thu hút 32% tổng nguồn vốn Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp của quốc gia (97%) đóng góp trên 40% GDP, 33% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 36% tổng lao động, thu hút 32% tổng nguồn vốn và tạo ra 26% tổng doanh thu thuần trong khối doanh nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh của đa số các DNNVV chủ yếu là thương mại và dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông lâm thủy sản... |
TS. Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, mặc dù đã có những bước chuyển biến tích cực, nhưng trên thực tế hiện nay, tài chính vẫn đang là vấn đề yếu nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Việc các doanh nghiệp này muốn vay vốn ngân hàng không phải dễ. Doanh nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng, cũng như từ các tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh cũng thường không đến được với DNNVV.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng cho thấy, các DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính chính thống qua hệ thống ngân hàng và các nguồn chính thống khác chỉ chiếm 25%. Còn lại, đến 75% doanh nghiệp vẫn phải huy động từ bạn bè, vay mượn phi chính thống.
Cơ hội tiếp cận các quỹ để phát triển
Bà Trịnh Thị Hương - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện nay mặc dù các tín hiệu kinh doanh khả quan, nhưng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo thống kê, mỗi tháng có trên 18.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trên thực tế, Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ việc tiếp cận vốn, đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển của các DNNVV. Nhà nước cũng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển DNNVV như: ban hành, sửa đổi các chính sách thuế, chính sách tài chính - tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV.
Sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước cho các DNNVV thông qua hình thức tín dụng ngân hàng chủ yếu được thực hiện bằng các khoản cho vay của ngân hàng thương mại quốc doanh; xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện vay vốn. Các ngân hàng thương mại chủ động hỗ trợ DNNVV trong việc lập dự án sản xuất kinh doanh, loại bỏ sự phân biệt đối xử của ngân hàng đối với các DNNVV ngoài quốc doanh.
Đồng thời, để hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước thành lập và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Hoạt động cơ bản của các định chế này là thực hiện chính sách bảo lãnh những khoản tín dụng ngân hàng của các DNNVV nhằm khuyễn khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vào thị trường quốc tế.
Ông Phan Thanh Hà - Giám đốc quỹ phát triển DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Quỹ Phát triển DNNVV được thành lập theo Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu chính của quỹ là hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp yếu thế, ưu tiên cho doanh nghiệp trong nhóm khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp xanh, với tổng nguồn vốn 837,2 tỷ đồng. Hiện nay các doanh nghiệp đã tiếp cận được 666 tỷ đồng, tương đương khoảng 80% tổng vốn. Ngoài ra, quỹ xem xét giải ngân theo hồ sơ đang thẩm định theo các tiêu chí trên. Theo ông Hà, để vay từ nguồn vốn trên, doanh nghiệp không khó tiếp cận. Điều quan trọng là hướng dẫn chính sách, quảng bá tuyên truyền để làm sao doanh nghiệp hiểu, kết nối tiếp cận và giải ngân vốn nhanh.
Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, hiệp hội mong muốn các DNNVV cần có thêm hiểu biết về kiến thức tài chính và hiệp hội luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Hiệp hội DNNVV Việt Nam sẽ khai thác các nguồn tài trợ từ Nhà nước, các bộ, ngành và từ dự án để tổ chức thêm một số chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các DNNVV.
ÔNG LƯU VIỆT LINH – PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG OCB TP. HỒ CHÍ MINH: Cẩn trọng vấn đề pháp lý và uy tín của doanh nghiệp Doanh nghiệp nên lưu trữ cẩn thận và đầy đủ, thường xuyên cập nhật tình trạng pháp lý đúng với thực tế hoạt động. Hồ sơ pháp lý rõ ràng, đầy đủ sẽ rút ngắn thời gian thẩm định, xác minh của ngân hàng, đồng thời tạo được uy tín và sự đảm bảo trong mắt các ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp đã có khoản vay, điều đặc biệt lưu ý là doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện tín dụng. Uy tín của doanh nghiệp khi thực hiện các điều kiện tín dụng sẽ là một thước đo rất quan trọng để các được xếp hạng tốt hơn trong mắt các ngân hàng, qua đó dễ dàng được cấp những chính sách ưu đãi, kể cả cho vay tín chấp. Doanh nghiệp nên chọn một ngân hàng chính và ưu tiên sử dụng nhiều dịch vụ. Điều đó, không những giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động giao dịch, mà đặc biệt còn được đánh giá cao hơn trong mắt ngân hàng. Các ngân hàng thường áp dụng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, phí... và cho vay tín chấp cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ tại ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp lưu ý thực hiện thì hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp sẽ trở nên minh bạch, đầy đủ và thuyết phục hơn, qua đó tháo gỡ một vài điểm nghẽn để doanh nghiệp có thể thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi. ÔNG TRẦN VĂN HIỂN – CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP DỰ ÁN QMS ISO 9001: 2015 LEAD AUDITOR: Giải pháp pháp lý để bảo lãnh tín dụng Nguyên nhân chính của tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn tín dụng là do doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, không có người bảo lãnh; không lập được phương án sản xuất, kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Trình độ quản lý hạn chế, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy đối với người cho vay... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các giải pháp như: đơn giản hóa thủ tục, nới rộng phạm vi lĩnh vực đối với các DNNVV tiếp cận nguồn vốn; nâng cao năng lực đánh giá dự án có khả thi đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu trách nhiệm người chịu trách nhiệm cao của quỹ; đánh giá, xem xét quy trình hoạt động, thẩm định hồ sơ; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên; tăng mức bảo lãnh tín dụng, giảm bớt quy định về điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng… |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接