【kết quả cremonese】Đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Quy hoạch

Lấy ý kiến dự thảo Luật Quy hoạch vừa qua,ĐnggpnhiềukiếnchodựthảoLuậtQuyhoạkết quả cremonese Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận nhiều đóng góp của lãnh đạo các sở, ban, ngành phù hợp với thực tế và thống nhất với luật hiện hành.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Công Tâm (đứng) phát biểu góp ý dự thảo Luật Quy hoạch.

Về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch (Điều 4), đại biểu đề nghị bổ sung nội dung  “tính tiết kiệm” vào khoản 3, cụ thể: “Đảm bảo sự tuân thủ, tính liên tục, tính kế thừa, tính ổn định và tính tiết kiệm…”, và cần bổ sung vào khoản 8 của điều luật này cho hoàn chỉnh là: “Bảo đảm nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm người dân trong hoạt động quy hoạch”.

Trong khi đó, Điều 10 dự thảo về quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch, đại biểu đề nghị cần hoàn chỉnh khoản 1 của điều luật hơn nữa, cụ thể là: “Cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân có quyền tham gia ý kiến trước và sau hoạt động quy hoạch và giám sát hoạt động quy hoạch” ;

Đề nghị bỏ từ “có” ở cuối khoản 2 và thay bằng từ “chịu”, sau khi hoàn chỉnh là: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được đề nghị tham gia ý kiến, chịu trách nhiệm về nội dung và thời gian tham gia ý kiến”.

Về quy trình phối hợp lập quy hoạch, đại biểu đề nghị viết gọn lại để tránh trùng lắp, cụ thể là “UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về quy hoạch tỉnh; hoàn thiện quy hoạch tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Việc lấy ý kiến về quy hoạch (Điều 19) đại biểu đề nghị quy định cụ thể giao cho hệ thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lấy ý kiến trong cộng đồng về quy hoạch quy định tại khoản 3.

Đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề môi trường, quyền lợi người dân trong quy hoạch khi cho rằng cần bổ sung cuối khoản 1 cụm từ: “…. biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và nước biển dâng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân” (Điều 26), và “Việc điều chỉnh quy hoạch phải bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân trong vùng quy hoạch” (Điều 40).

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “phản biện xã hội” vào sau cụm từ “chủ trì tổ chức giám sát…”, sau khi hoàn chỉnh: “Chủ trì tổ chức giám sát, phản biện xã hội hoạt động quy hoạch…”.

Cần có thêm một khoản quy định: “Chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt”.

Góp ý cho các hành vi cấm trong hoạt động quy hoạch, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “vì vụ lợi gây hậu quả nghiêm trọng” vào cuối khoản 3; đề nghị bổ sung cụm từ “và giám sát” vào sau cụm từ “Cản trở việc tham gia ý kiến…”, sau khi hoàn chỉnh: “cản trở việc tham gia ý kiến và giám sát của các cơ quan…”.     

Ở Điều 45, để đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung khoản 2 cụm từ “tổ đại biểu HĐND” vào sau cụm từ “HĐND cấp tỉnh, đại biểu HĐND các cấp…”; và bổ sung cụm từ “quy định của” vào trước cụm từ “pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND”, sau khi hoàn chỉnh là: “Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân”.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh trong dự thảo luật, đại biểu đề nghị bổ sung từ: “cho phép trình” vào sau cụm từ “Tổ chức lập quy hoạch tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương…” và sau khi hoàn chỉnh là “Tổ chức lập quy hoạch tỉnh trình HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương cho phép trình…”.

Đại biểu còn đề nghị chuyển Điều 12 và Điều 13 vào Chương I về quy định chung cho phù hợp và để luật mang tính khái quát hơn; đưa vào luật việc quy hoạch không gian lãnh thổ quốc gia cho phù hợp tình hình thực tế. Đề nghị xem xét kỹ thuật lập quy hoạch nên bố trí theo trình tự lập quy hoạch như Điều 1 dự thảo Luật Quy hoạch như sau: (1) Lập quy hoạch; (2) Thẩm định quy hoạch; (3) Phê duyệt quy hoạch; (4) Công bố quy hoạch; (5) Thực hiện quy hoạch; (6) Điều chỉnh quy hoạch; (7) Giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra quy hoạch; (8) Quyền và nghĩa vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quy hoạch. Sau khi bổ sung, đặt ra yêu cầu trong cơ cấu các chương, điều, khoản cụ thể cũng được sắp xếp theo thứ tự quy trình trên để bảo đảm tính logic và dễ thực hiện.

 Điều 14 dự thỏa Luật Quy hoạch: Các hành vi bị cấm trong hoạt động quy hoạch

1. Quyết định lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt , điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, không nằm trong hệ thống quy hoạch và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch được quy định trong luật này trừ các quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều 23, khoản 3 Điều 24, khoản 6 Điều 26, khoản 3 Điều 27 và khoản 3 Điều 28 của Luật này.

2. Đưa, nhận, môi giới hối lộ, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động quy hoạch.

3. Can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động quy hoạch.

4. Tổ chức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch và cá nhân tham gia lập quy hoạch không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Cản trở việc tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch.

6. Không công bố hoặc cố ý công bố sai, công bố không đầy đủ về quy hoạch, hủy hoại hoặc làm sai lệch hồ sơ quy hoạch, từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch.

7. Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.

8. Cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện hoạt động quy hoạch.

 

T.T tổng hợp

Cúp C2
上一篇:Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
下一篇:Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh