TS. Nhị Lê,áttriểnnhanhmạnhnhưngbềnvữngvànhânvălịch thi đấu ấn độ nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Thời kỳ cạnh tranh và phát triển mới của thế giới, với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong “thế giới phẳng” và không phẳng đã và đang mở ra những cơ hội phát triển mới mẻ chưa từng có, với quy mô, tốc độ đột phá, nhưng cũng đặt ra những thách thức tụt hậu nan giải đối với tất cả các quốc gia, dân tộc, trên quy mô toàn cầu.
Đối với chúng ta, thời cơ chiến lược hay nguy cơ bỏ lỡ vận hội và hiểm họa lệ thuộc khôn lường hoàn toàn tùy thuộc vào sự tiên lượng, lựa chọn, đón bắt và giải quyết của chúng ta trên con đường phát triển: hoặc là bây giờ, hoặc là không bao giờ. Nó đòi hỏi không chỉ về tầm nhìn chiến lược, mà còn thách thức về sự chuẩn bị thế lực một cách vững chắc, chủ động đón lấy thời cơ một cách tỉnh táo và tạo ra thời cơ một cách hiện thực, để đất nước phát triển và “cất cánh”. Đó là sự kết tinh nội lực đủ mạnh, tạo dựng nền tảng cho sự hội nhập và phát triển mới, với tất cả các ngoại xung lực, hướng tới sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới đương đại.
Vấn đề nổi lên có tính bước ngoặt, chuyển giai đoạn, cần vạch rõ sao cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thấy rằng, nếu đổi mới 35 năm qua (1986-2020) là bằng đường lối đổi mới đưa nước ta từ một nước nghèo, khủng hoảng kém phát triển thành một nước ổn định chính trị - xã hội và phát triển trung bình có vị thế lớn trên thế giới, thì đổi mới nhịp sóng thứ tư, từ năm 2016 trở đi là đổi mới, sáng tạo, với tên gọi đổi mới thời kỳ 4.0, để đưa nước ta từ nước phát triển trung bình thấp thành nước phát triển cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI, tức từ 20 đến 25 năm tới.
Thực tiễn phát triển thế giới đang cho thấy, muốn phát triển nhanh, mạnh thì đi bằng công nghệ, nhưng phát triển bền vững và nhân văn thì không thể không đi bằng văn hóa.
Văn hóa là nền móng căn bản, là nguồn lực chiến lược để Việt Nam “cất cánh” Hiện nay, những mâu thuẫn thật sự gay gắt bậc nhất giữa tiếp tục tụt hậu, phát triển chậm chạp, rơi vào bẫy thu nhập trung bình với yêu cầu thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước phát triển cao, vững mạnh; giữa thực trạng sa lầy vào tham nhũng, lãng phí, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề với phát triển mạnh mẽ và bền vững; giữa sức ép về chủ quyền, về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ với ổn định và phát triển, xác lập sức mạnh và uy tín thật sự được coi trọng cao và toàn diện trên trường quốc tế... đang cần kíp phải được hóa giải một cách kiên định, tổng thể, nhưng thấm đẫm nhân văn và tinh tế.
Vì thế, con đường tối ưu là, phát triển tuần tự kết hợp với nhảy vọt biện chứng đã chín muồi không chỉ về phương diện nhận thức, mà còn trên bình diện tổ chức thực tiễn, không chỉ về sự phát triển về định tính, mà quan trọng hơn là sự hoàn thiện về định lượng mang tính tổng thể, toàn diện và phù hợp, không chỉ về quy mô mang tính đồng bộ, mà còn là nhịp độ phát triển ngang tầm và hài hòa tất thảy các phương diện, các lĩnh vực đổi mới một cách chỉnh thể, toàn diện và nhân văn của công cuộc đổi mới được khởi xướng từ 40 năm trước.
Điều đó đòi hỏi xây dựng một triết lý văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững mang tầm chiến lược, trước hết về chính trị, kinh tế- xã hội thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế một cách toàn diện và hiệu quả.
*
* *
Từ thực tiễn phát triển công cuộc đổi mới sau 40 năm và dự báo tương lai càng xác tín, tầm nhìn - thể chế - lực lượng là 3 nhân tố cơ bản quyết định thành công.
Vị thế địa - chính trị chiến lược của đất nước đã ban tạo cho dân tộc ta cơ hội và thực lực kiến tạo, phát triển một nền văn hóa Việt Nam bản sắc và hiện đại, thâu hóa tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhưng xử lý ra sao trước vấn đề giao thoa văn hóa, an ninh văn hóa và tiếp biến, hấp thụ tinh hoa văn hóa thế giới nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, dân tộc và hiện đại - nền tảng tinh thần xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế trong một “thế giới phẳng” và không phẳng. Trái thế, nhất định rơi vào vũng bùn của sự thất bại từ căn cơ.
Việt Nam khát vọng trở thành cường quốc kinh tế một cách văn hóa. 顶: 437踩: 15432相关文章
- Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- VN, China military leaders hold talks
- VN proposes measures to improve AIPA
- Deputy PM meets Chinese Vice Premier, urging stronger co
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Party leader receives outgoing Cuban ambassador
- Hungarian PM starts official visit to Việt Nam
- Việt Nam, India to co
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- VN, Serbia aim to bolster trade ties
评论专区