当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá cup c1】Ngân hàng hạ lãi suất, doanh nghiệp vẫn thờ ơ

Doanh nghiệp sợ “tồn kho” hơn thiếu vốn

Trong tuần qua,ânhànghạlãisuấtdoanhnghiệpvẫnthờơkết quả bóng đá cup c1 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên từ 10%/năm xuống còn 9%/năm. Mức lãi suất này của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm.

Lãi suất cho vay năm lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao... đã hạ xuống 9% năm nhưng điều kiện cho vay không thay đổi nên ngân hàng vẫn thừa tiền còn doanh nghiệp dù có khát vốn cũng không ngại “gõ cửa” ngân hàng.

Theo báo cáo doanh nghiệp sáu tháng đầu năm của Viện phát triển doanh nghiệp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 69,2% số doanh nghiệp trả lời khảo sát là hàng tồn kho là nỗi lo lớn bởi sức mua giảm nên hàng hóa không bán được kéo theo doanh thu, lợi nhuận lao động giảm dẫn đến doanh nghiệp phá sản khá nhiều.

 

Do đó, trong thời điểm hiện nay vấn đề làm doanh nghiệp lo lắng là tồn kho lớn, hàng hóa không bán được dẫn đến doanh nghiệp không tha thiết vay. Hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã giới thiệu nhiều doanh nghiệp đến các ngân hàng thương mại xin vay vốn nhưng đều bị từ chối vì khả năng trả nợ chưa cao, điều kiện cho vay vẫn như cũ, trong khi tài sản đã thế chấp hết cho các khoản nợ cũ nay không thể dùng để thế chấp tiếp.

Ngược lại, một số doanh nghiệp muốn vay lại khó lọt qua “vòng sơ khảo” do không thỏa mãn các tiêu chí cho vay của Ngân hàng. Thống kê 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ vốn huy động của các Ngân hàng thương mại đã tăng 6,59% so với năm 2012, trong khi dư nợ cho vay chỉ tăng 2,98%, cho thấy Ngân hàng đang bị đọng vốn không cho vay ra được. Trong khi đó, 6 tháng cuối năm là thời điểm quan trọng các Ngân hàng thương mại tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trường tín dụng.

Ngành ngân hàng đã có nhiều biện pháp huy động vốn, áp dụng nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tái cấu trúc nợ cho doanh nghiệp nhằm khơi thông dòng vốn nhưng dòng vốn tín dụng vẫn chưa được khơi thông. Chủ yếu do các hợp đồng vay vốn doanh nghiệp đã ký trước đây có mức lãi suất cao, mức 9% năm hiện nay chỉ áp dụng cho các khoản vay mới nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được, do nợ cũ chưa trả được nên ngân hàng không cho vay tiếp.

Loay hoay với tiền đầu tư

Vietcombank vừa hạ lãi suất huy động kỳ hạn một tháng về 5%/năm. Trước đó từ tháng 5-2013, Agribank cũng đã sử dụng mức lãi 5% cho kỳ hạn 1 tháng.  Còn tại BIDV, lãi suất cho kỳ hạn 1 tháng ở 6%/năm, tại VietinBank là 6,5%/năm. Một ngày sau thông báo hạ lãi suất của Vietcombank, khảo sát tại một số ngân hàng có quy mô lớn cho thấy, về lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng thì Sacombank đang huy động cao nhất với kịch trần 7%/năm, ACB là 6,8 - 7%/năm, của Techcombank 6,95%/năm.

Như vậy, so với khoảng 1 tháng trước, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm đáng kể lên tới hơn 1%. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 2-9 tháng, lãi suất dao động ở mức  6,5% - 7%/năm. Hiện nay trần lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cho các tổ chức tín dụng là 7%/năm.

Đối với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước loại tiền gửi không kỳ hạn phổ biến lãi suất 1 - 1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5 - 6,8%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5 - 8%/năm. Đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, tiền gửi không kỳ hạn lãi suất 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5 - 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7 - 8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5 - 9%/năm.

Đây là mức lãi suất quá thấp đối với số đông người gửi tiền, bởingân hàng đang dư thanh khoản, thừa tiền nhưng không cho vay ra được. Việc giá vàng lao dốc cộng với hạ lãi suất đầu vào của các Ngân hàng khiến người dân có khuynh hướng chuyển từ tiết kiệm sang đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư vào đâu vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Trong khi đó, chứng khoán vẫn “ảm đạm” và trở thành một kênh đầu tư khó thu hút người dân.

Không ít người có vốn nhàn rỗi tham gia các đường dây tín dụng “đen” để rồi lại dẫn đến hàng loạt những vụ vỡ hụi lớn vài chục tỉ đồng. Nhiều chuyên gia lo ngại, việc ngân hàng ùn ứ vốn và người dân loay hoay với tiền gửi sẽ trở thành “cục máu đông” còn nguy hiểm không kém gì “nợ xấu”.

Khánh Ngọc

分享到: