【kqbd vdqg nga】Chứng khoán 4/3: Cổ phiếu nhỏ ngược dòng

作者:Cúp C1 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:11:55 评论数:

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư vẫn đang có xu hướng chốt lãi. Đặc biệt khối ngoại cũng quay sang bán ròng 2 phiên gần đây.

Dòng vốn đầu cơ kiếm ăn quanh

Hai chỉ số giá dành cho nhóm các cổ phiếu vốn hóa nhỏ ở hai sàn là những chỉ số duy nhất tăng điểm trong phiên hôm nay. Chỉ số VNSmallCap của HSX tăng 0,ứngkhoánCổphiếunhỏngượcdòkqbd vdqg nga44% và chỉ số Mid/SmallCap của HNX tăng 0,17%.

Trong khi đó VN-Index sụt giảm 0,59%, HSX30-Index giảm 0,8%. Các chỉ số của HNX là HNX-Index cũng giảm 0,14%, HNX30 giảm 0,29%.

Cả hai sàn cho tới lúc đóng cửa phiên hôm nay có trên 200 mã tăng giá thì các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như HNX30 và HSX30 chỉ đóng góp vài mã. Điều đó cũng đủ thấy có sự khác biệt về giá tương đối rõ trên thị trường.

Những cổ phiếu tăng giá tốt nhất đều nằm trong số các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, thị giá thấp. Trên HSX, các giao dịch đáng chú ý là IDI, CMG, PXI, PXM, TTF, PXT đều có giá dưới 10.000 đồng.

Tại HNX, những cổ phiếu như PV2, SDH, PXA, NAG, HUT cũng chỉ có giá từ 10.000 đồng đổ lại.

Dĩ nhiên trong số các mã tăng tốt cũng có vài cổ phiếu có tính đầu cơ cao và thanh khoản lớn như FLC, PVX, VCG. Những mã này có tăng giá, nhưng còn xa mới đạt được mức tăng của những cổ phiếu nhỏ nói trên.

Cổ phiếu nhỏ tăng giá khá nhiều, nhưng ngay trên chỉ số cũng đã thể hiện rằng tác động đến thị trường là không cao. Thứ nhất, mức vốn hóa khiến những mã này không thể dẫn dắt thị trường được. Dù cổ phiếu dạng này có trần hàng loạt cũng không tạo được bao nhiêu điểm số. Thứ hai, mức giá quá nhỏ và thanh khoản thấp nên thực ra dòng tiền cũng không tập trung bao nhiêu vào đây.

Chẳng hạn vài mã đầu cơ như FLC, PVX hay VCG có thể đạt giá trị giao dịch bằng tổng cộng tất cả các cổ phiếu kịch trần trong phiên cộng lại. Nếu nói đến sức mạnh giá thì khối lượng không hẳn là đại diện, mà phải là dòng tiền, tức là quy mô khớp lệnh tính bằng tiền hàng ngày. Những mã giao dịch cả triệu cổ phiếu nhưng chỉ mất hơn tỷ đồng thì không phải đại diện cho dòng tiền.

Biến động ngược dòng của các cổ phiếu nhỏ hôm nay vẫn xảy ra trong bối cảnh dòng tiền yếu và thị trường rơi vào trạng thái điều chỉnh. Các cổ phiếu nhỏ ít được chú ý và dù có tăng giá ngược thị trường thì cũng không gây “chướng mắt”. Mặt khác, mức thanh khoản thấp phù hợp với dòng tiền nhỏ kiếm ăn cơ hội theo các biến động giá.

Nếu nhìn tổng thể thì một bộ phận dòng vốn tìm kiếm cơ hội ngắn hạn ở các cổ phiếu nhỏ không phải là sự thay đổi hướng đi của dòng tiền nói chung, mà là một trào lưu ngắn hạn. Các cổ phiếu nhỏ có thể tăng giá do cung cầu mất cân đối với bản thân các cổ phiếu đó, hơn là biểu hiện của dòng tiền lớn. Ngoài ra những mã như vậy thường tăng giá mà không cần có tin tức hỗ trợ.

Giật mình khối ngoại xả ròng

Top 5 giao dịch NĐTNN

Mã CK

KL mua ròng

GT mua ròng
(tỉ đồng)

BID

369.060

6,1

DXG

181.460

2,7

CTG

105.120

1,8

ITC

157.400

1,3

LCG

96.270

0,7

Mã CK

KL bán ròng

GT bán ròng
(tỉ đồng)

HAG

1.598.910

41

PVD

193.050

14,8

VIC

199.460

14,7

ITA

1.795.990

13,9

HPG

252.930

12,1

Những thống kê mới nhất về quy mô vốn mới chảy vào quỹ VNM ETF dường như đã tương phải với hoạt động thực tế của khối ngoại trên thị trường. Theo số liệu cập nhật nhất đến ngày 28/2 thì trong hôm đó, quỹ VNM lại huy động được 2,15 triệu USD nữa, nâng tổng mức vốn mới chảy vào quy trong tuần trước lên 10,67 triệu USD.

Số liệu giá đến ngày 28/2 thì mức chênh lệch thị giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng đang ở 1,53% và quỹ vẫn huy động được tiền. Đến ngày 3/3 thì mức chênh lệch chỉ còn 1,14%, tức là rất nhỏ. Thông thường thì dưới 2% quỹ sẽ khó huy động được vốn. Tuy nhiên phải chờ số liệu cập nhật mới trong tuần này mới có thể biết được mức độ hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam đến đâu vì chênh lệch đã gần như không đáng kể.

Quy mô mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tuần trước là 319,5 tỷ đồng (không tính thỏa thuận). Điều này có vẻ tương ứng với mức vốn huy động ròng được khá lớn. Tuy nhiên từ phiên hôm qua, tình thế đã đảo ngược, khối ngoại bán ròng 80,6 tỷ đồng ở hai sàn. Do mới có một phiên thay đổi nên có thể giao dịch đó mang tính đột biến.

Đến hôm nay, tình hình có vẻ xấu đi khi khối ngoại lại có thêm một phiên xả ròng nữa, quy mô còn lớn hơn: 156,6 tỷ đồng giá trị cổ phiếu đã bị bán ròng ở hai sàn. Đây là quy mô bán ra lớn nhất kể từ đầu năm.

Phiên này, khối ngoại đã xả ròng mạnh trên một diện rất rộng. Trong rổ HSX30 – nhóm cổ phiếu được mua vào truyền thống – chỉ duy nhất CTG là còn được mua ròng, với gần 1,8 tỷ đồng giá trị. Toàn bộ các cổ phiếu còn lại như BVH, CSM, DRC, EIB, HAG, HPG, IJC, ITA, MSN, OGC, PET, PVD, PVT, STB, VCB, VIC, VSH bị bán ròng lớn.

Tại HNX thì SHB bị bán ra trên 2 triệu cổ, VCG bán 768.200 cổ, PVS, VND cũng bị xả. Sàn này bị bán ròng khoảng 23,3 tỷ đồng.

Hoạt động bán ra này chưa hẳn liên quan đến việc các quỹ ETF bị rút vốn – cần chờ số liệu khẳng định trong vài ngày nữa. Nhưng với khả năng huy động vốn thấp đi thì các quỹ ETF sẽ giảm mua. Đặc biệt nhiều công ty chứng khoán cảnh báo các quỹ này sẽ có đợt bán ra mạnh trong lần cơ cấu danh mục sắp tới.

Quy mô giao dịch thị trường phiên này giảm khoảng 18%, đạt 2.542,3 tỷ đồng giá trị khớp lệnh. Đây cũng là mức giao dịch kém nhất trong 6 phiên. Quy mô giao dịch giảm dần đi là điều đáng lo ngại vì nhà đầu tư chốt lời đang có xu hướng nghỉ ngơi, hơn là quay lại mua.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

1.889,4 tỷ đồng (-17%)

122,5 triệu (-14%)

652,9 tỷ đồng (-23%)

70,2 triệu (-21%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

SSI (115,2) - (6,1%)

SHB (125,4)-(19,2%)

FLC (113,5) - (6%)

VCG (75,8)- (11,6%)

HAG (113,3) - (6%)

PVS (56,7) - (8,7%)

ITA (76,4) - (4%)

PVX (47,4) - (7,3%)

FPT (58,3) - (3,1%)

KLS (40,8) - (6,3%)

Khánh Nhi