【du doan kq bd】Một hàng thật có 30 hàng nhái: Chế tài xử lý vẫn chưa đủ răn đe

 人参与 | 时间:2025-01-13 06:33:54

Đây là nội dung được đưa ra bàn luận sôi nổi tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp với cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam”,ộthàngthậtcóhàngnháiChếtàixửlývẫnchưađủrănđdu doan kq bd diễn ra chiều 22/12 tại Hà Nội.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Đỗ Thanh Lam- Tổng thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cho biết, theo thống kê đa số các mặt hàng bị làm giả nhiều là mặt hàng có giá trị cao, có thuế suất cao và được tiêu thụ nhiều, nhất là hàng gia dụng. Thậm chí có nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài được nhập khẩu vào nước ta theo đường chính ngạch nhưng lại gắn mác giả.

Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp Lại Hợp Nhân cho biết, theo đánh giá của Hiệp hội Bản quyền thế giới, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam đã đến mức báo động. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đặc biệt đối với một số mặt hàng như sản phẩm điện tử, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, nước giải khát… hầu như đều bị làm nhái, làm giả hết.

hang gia hang nhai

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: T.U

Cũng tại tọa đàm, đại diện một số DN đánh giá, để làm ra một sản phẩm, DN phải đầu tư rất nhiều từ máy móc, công nghệ, thiết kế mẫu mã, nhân lực,… tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sau khi tung ra thị trường thì sản phẩm đã nhanh chóng bị làm giả, làm nhái với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó còn có hiện tượng nhái logo, nhái thương hiệu với những tên gọi gần giống nhau, gây nên sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng... Thực trạng này đã và đang trở thành vấn nạn của hầu hết các DN làm ăn chân chính hiện nay.

“Dầu gấc Vinaga là một trong những sản phẩm nổi bật của DN chúng tôi và hiện có tới 30 loại sản phẩm giả, nhái bằng cách thêm bớt chính tả, gây nhầm lẫn với sản phẩm của chúng tôi và đánh lừa người tiêu dùng”- ông Nguyễn Công Suất- Giám đốc Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD) chia sẻ.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Bình- Giám đốc Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho rằng thực tế cho thấy, đối tượng thực hiện hành vi làm hàng giả, hàng nhái thường “lách luật” bằng cách thay đổi cấu trúc nhãn hiệu để làm giả.

Bên cạnh đó, theo ông Lam, hơn 90% DN Việt có quy mô nhỏ với nguồn lực rất hạn chế, nhất là về tài chính nên chưa “để tâm” đến bảo hộ nhãn hiệu. Nếu có quan tâm thì DN cũng làm rất qua loa, sơ sài. Nhiều DN cho biết, DN phát hiện ra sản phẩm của mình bị xâm phạm nhưng không biết xử trí thế nào, cầu cứu cơ quan nào, khiếu nại ở đâu.

Thêm vào đó, đại diện Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ đánh giá, nhận thức của DN nước ta trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu chưa cao, chưa đúng chưa đủ và còn nhiều vấn đề bất cập trong việc thực hiện. Hàng năm chỉ có khoảng 200.000 văn bằng bảo hộ cấp mới.

Đánh giá dưới góc độ của DN, ông Suất cho biết thêm, bên cạnh việc nhận thức về xây dựng thương hiệu thiếu và yếu thì đôi khi các DN còn có tâm lý chấp nhận “sống chung với lũ”, sống chung với hàng giả hàng nhái.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã đến mức báo động, nhưng theo luật sư Nguyễn Quang Ngọc- đại diện Công ty Pentax Việt Nam, hiện chế tài xử lý của nước ta chưa đủ mạnh, mức xử phạt còn thấp nên không đủ sức răn đe. Trên thực tế, đã có trường hợp với lô hàng vi phạm có giá trị lên đến 5 tỷ đồng mà mức phạt chỉ là 480 triệu đồng, chưa đủ để các đối tượng “chùn tay”.

Do đó, theo ông Ngọc cần có một chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn. Đồng thời, trong công tác xử lý vi phạm, các cơ quan cần vừa có sự phối hợp đồng nhất, vừa phân định rõ ràng “vai” của từng đơn vị để thực thi hiệu quả, chính xác hơn.

Tố Uyên

顶: 815踩: 451