【siêu máy tính dự đoán tỷ số】Tìm lại giá trị cho loại nhạc cụ cổ xưa nhất

时间:2025-01-10 11:20:42 来源:Empire777

Đàn đá được UNESCO công nhận nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ở Việt Nam có 2 nhạc cụ cổ xưa thời tiền sử là trống đồng ở miền Bắc và đàn đá của các dân tộc Tây Nguyên ở miền Nam.

Duyên nợ với “Thạch cầm cổ”

Bước đi đầu tiên của tỉnh trong hành trình tìm lại giá trị cho bảo vật quốc gia phải kể đến cái duyên với “thạch cầm cổ” - đàn đá,ạigiaacutetrịcholoạinhạccụcổxưanhấsiêu máy tính dự đoán tỷ số của ông Bùi Hữu Triều ở ấp 8, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh). Tháng 10-1996, khi đang canh tác trên mảnh đất của gia đình, ông phát hiện một bộ đàn đá 12 thanh nằm kề nhau, xếp thành hàng từ lớn đến nhỏ ở độ sâu 1m trong lòng đất. Nhận thấy đây là vật quý nên ông báo với cơ quan chức năng huyện Lộc Ninh. Vài ngày sau, ông Triều tiếp tục phát hiện bộ thạch cầm thứ 2 với 14 thanh còn nguyên vẹn cách vị trí bộ thứ nhất khoảng 1,5m. Từ phát hiện của ông, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Sông Bé (cũ) đã phối hợp Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ gặp gỡ, trao đổi, kiểm tra khu vực tìm thấy đàn đá. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học, khai quật di chỉ khảo cổ, hội thảo chuyên đề... liên quan đến đàn đá Lộc Hòa và Bình Phước được mở ra, quy tụ các nhà khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ và chuyên gia nghiên cứu âm nhạc thuộc Phân viện Văn hóa nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp nghiên cứu so sánh qua địa tầng học từ phát hiện của di tích khảo cổ học Bình Đa, bằng truyền thống văn hóa của các cộng đồng cư dân cổ trong khu vực văn hóa lịch sử liền khoảnh ở miền Đông Nam bộ, các nhà khảo cổ trực tiếp nghiên cứu đàn đá Lộc Hòa khẳng định, tính xác thực của bộ sưu tập di vật này cũng như niên đại của nó cách đây khoảng 3.000 năm.

Tiếng vọng đại ngàn

Ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ, nhiều điều kỳ bí được con người khám phá, trong đó có những thanh đá hàng ngàn năm tuổi với thanh âm độc đáo được người xưa chế tác thành nhạc cụ. Đàn đá được xem là nhạc khí cổ nhất của loài người, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ, gồm nhiều thanh đá hợp lại với nhau. Mỗi thanh đá dày, mỏng, dài, ngắn khác nhau, tạo ra những âm thanh độc đáo mang âm vang núi rừng.

Các nhà khoa học và Hội đồng di sản quốc gia thẩm định giá trị bộ đàn đá Lộc Hòa, ngày 3-12-2017

Trong âm nhạc, giai điệu là yếu tố rất quan trọng. Để tìm ra những phiến “đá kêu” - phiến đá khi gõ phát ra âm thanh như tiếng nhạc, đúng cao độ, đủ các âm vực rất khó, bởi không phải phiến đá nào cũng phát ra âm vực đủ cao độ, đảm bảo đo được tần số. Đàn đá Lộc Hòa chính là hiện vật độc đáo về phương diện khảo cổ học và âm nhạc học, được chế tác tinh xảo nhờ tay nghề trình độ cao của người thợ đá cổ ở Lộc Hòa, thể hiện đầy đủ dấu ấn gia công của mọi công đoạn trong quy trình sáng chế nguyên liệu đá sừng thành nhạc cụ. Trải qua các công đoạn tách phiến đá ra khỏi mạch gốc, ghè đẽo định dáng ban đầu, tạo hình ổn định và tu chỉnh hướng tâm xếp lớp liên tiếp nhau ở rìa cạnh. Kỹ thuật chế tác đàn đá Lộc Hòa là một thành tựu trong không gian văn hóa - lịch sử thời tiền sơ sử ở vùng Đông Nam bộ. Về mặt âm nhạc học, các nhạc sĩ thuộc Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định, những thanh đá Lộc Hòa thuộc bộ đàn đá đích thực, có tần số với các quãng âm nhất định. Những thanh càng dài, càng nặng thì âm thanh càng trầm, các thanh đàn càng ngắn, càng mỏng thì âm thanh có tần số cao, tiếng phát ra trong trẻo. Đàn đá Lộc Hòa có một thang âm 10 bậc, với bậc trùng và có 7 âm. Các bậc âm hoàn toàn dựa trên quy luật của thang bộ âm thiên nhiên. Vì thế, nó được đánh giá là bộ nhạc cụ hoàn chỉnh, có nhiều cung bậc nhất và chứa nhiều nửa cung nhất so với các bộ đàn đá hiện biết. Khi đàn đá ngân lên, những âm trùng như tiếng vọng của các vách đá sâu hun hút giữa đại ngàn, các thanh cao là âm vang trong trẻo của tiếng suối. Tiếng đàn lúc nhanh, lúc chậm, tạo ra âm thanh trầm bổng, như cung bậc cảm xúc của người cổ xưa nhờ cây đàn đá gửi đến vũ trụ, thần linh. Có lẽ vì thế khi đàn ngân lên giữa đại ngàn, nó là sợi dây kết nối giữa con người với thần linh và là trái tim của đời sống người cổ xưa. Và đàn như một người bạn tâm giao cùng tâm sự, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống.

Báu vật quốc gia

Thành công trong hành trình đi tìm lại giá trị của đàn đá Lộc Hòa là sự gắn kết giữa tấm lòng của ông Bùi Hữu Triều, sự quan tâm chỉ đạo, bảo vệ những giá trị xứng đáng với đàn đá Lộc Hòa của lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực, trách nhiệm của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhất là Bảo tàng tỉnh. Đặc biệt là tâm huyết của các nhà nghiên cứu đối với văn hóa Bình Phước và đàn đá Lộc Hòa. Trong đó phải kể đến hành trình hơn 20 năm gắn bó, bảo vệ quan điểm của mình về giá trị đàn đá Lộc Hòa của Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Chí Hoàng, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ. Từ khi được phát hiện (năm 1996) đến nay đã có 9 hoạt động, công trình nghiên cứu và công bố khác về đàn đá Bình Phước. Đặc biệt tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Hội đồng di sản văn hóa quốc gia ngày 3-12-2017, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Hiện Bình Phước đã phát hiện 3 bộ đàn đá (1 bộ 8 thanh, 1 bộ 12 thanh, 1 bộ 14 thanh). Ngoài ra còn phát hiện ở Lộc Điền (Lộc Ninh) 1 thanh, ở Bình Long 1 thanh, cho thấy Bình Phước có tiềm năng rất lớn về đàn đá. Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định, đàn đá Lộc Hòa có nhiều điểm nổi trội, tiêu biểu, độc đáo, hội đủ các điều kiện để xây dựng hồ sơ làm bảo vật quốc gia.

Đàn đá Lộc Hòa được làm từ đá sừng với 14 thanh. Thanh ngắn nhất 37,8cm và thanh dài nhất 113,3cm. Thanh nhỏ nhất rộng 8,5cm và thanh lớn nhất rộng 18,7cm. Thanh mỏng nhất 1,6cm và thanh dày nhất 4,2cm. Về trọng lượng, thanh nhẹ nhất 2.280 gram và thanh nặng nhất là 14.300 gram. Hình dạng hai đầu loe, eo thắt, mỏng và cong nhẹ hình vòng cung trên 14 thanh, tạo ra tính độc đáo của đàn đá Lộc Hòa so với các bộ đàn được phát hiện ở khu vực Nam Trung bộ, như Tuy An, Khánh Sơn, Bác Ái.

“Đàn đá Lộc Hòa khẳng định kỹ thuật chế tác tinh xảo của người xưa vì ở những điểm mỏng nhất của mép thanh đá chỉ dày khoảng 1mm, trong khi việc thực hiện hoàn toàn bằng thủ công với công cụ thô sơ” - Phó giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh Phạm Hữu Hiến cho biết.

Giá trị của đàn đá Lộc Hòa về mặt khảo cổ học, lịch sử, văn hóa đã được các nhà nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, ở góc độ giá trị về tính tâm linh, tinh thần cũng như quy định cách sử dụng đàn đá Lộc Hòa với người dân bản địa xưa vẫn là một bức màn bí mật chưa được vén hết. Chỉ biết rằng, đàn đá không chỉ là nhạc cụ để người xưa thưởng thức âm nhạc mà còn là nơi gửi gắm niềm vui, nỗi buồn, tâm sự thầm kín của người dân qua tiếng đàn. Đàn còn là phương tiện kết nối của con người xưa với vũ trụ, đại ngàn, tạo thể thống nhất giữa thiên - địa - nhân. Do vậy, khi tiếng đàn ngân lên giữa bao la đại ngàn, người xưa biết rằng ở đâu đó đang có sự tồn tại của cộng đồng mình.

“Để tạo sự gần gũi giữa bảo vật quốc gia với người dân, năm 2018 chúng tôi sẽ tái bản cuốn sách về đàn đá Bình Phước với trọng tâm đàn đá Lộc Hòa. Đồng thời, phục chế 1 bộ đàn đá có âm vực tương đồng với bộ đàn đá Lộc Hòa, mời nghệ nhân biểu diễn trong các dịp quan trọng, giúp người dân có cơ hội thưởng thức loại nhạc cụ độc đáo, cổ xưa này” - Phó giám đốc phụ trách Bảo tàng tỉnh Phạm Hữu Hiến cho biết.

Đàn đá Lộc Hòa sau hơn 20 năm trở về từ lòng đất đã được các nhà nghiên cứu trả lại đúng với giá trị mà nó vốn có. Thiết nghĩ, người hữu duyên với đàn đá Lộc Hòa cũng cần được tôn vinh vì sự phối hợp, báo cáo với chính quyền địa phương trong việc phát hiện “thạch cầm cổ” để Bình Phước có một bảo vật quốc gia.

Nguyệt Cát

推荐内容