当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kèo mc hôm nay】Chú trọng đẩy mạnh tăng thu từ các nền tảng số

【kèo mc hôm nay】Chú trọng đẩy mạnh tăng thu từ các nền tảng số

2025-01-10 16:23:14 [Cúp C1] 来源:Empire777

9

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Phấn đấu tăng thu nội địa từ 6 - 8%

Theútrọngđẩymạnhtăngthutừcácnềntảngsốkèo mc hôm nayo Bộ Tài chính, dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 phải được xây dựng ở mức phấn đấu tích cực, khả thi, theo đúng các quy định của các luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản pháp luật có liên quan.

Trong đó, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 6 - 8% so với ước thực hiện năm 2021 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách); mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Phân cấp một số khoản thu giữa
Trung ương và địa phương


Trong xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022, tạm tính phân cấp một số khoản thu giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) (tỷ lệ cụ thể Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết định sau) như sau: Số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu: tính 37,2% số thu là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP; 62,8% số thu điều tiết 100% về NSTW.
Số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, khoáng sản: trường hợp giấy phép khai thác do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho NSTW, 30% cho NSĐP; trường hợp giấy phép khai thác do UBND cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% cho NSĐP.

Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng dự toán thu nội địa năm 2022 ngoài việc đảm bảo các mục tiêu nêu trên, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu thuộc phạm vi thu NSNN phát sinh trên địa bàn, gồm cả các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các khoản thuế từ các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh, các dự án hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2022, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phải xây dựng dự toán trên cơ sở hệ thống dữ liệu đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các nhà máy mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN.

Bên cạnh đó, việc xây dựng dự toán thu phải gắn với việc tăng cường quản lý thu, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đồng thời, phải gắn với việc kiểm tra, giám sát hoàn thuế giá trị gia tăng, chống thất thu đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và các nguồn thu từ đôn đốc thực hiện kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra.

Đi đúng hướng trong cơ cấu lại thu ngân sách

Năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại các địa phương diễn biến tình hình thu ngân sách giảm dần qua các quý từ đầu năm, nhất là những tháng dịch Covid-19 bùng phát, tuy nhiên đã có sự hồi phục từ quý III/2020. Do đó, đến hết năm 2020, thu nội địa ước đạt 1.227.800 tỷ đồng, bằng 100,7% dự toán. Có 55/63 địa phương đạt và vượt dự toán với tổng số vượt khoảng 69 nghìn tỷ đồng.

Nguyên nhân là do dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và người dân phát huy tác dụng. Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người nộp thuế, cơ quan thuế đã tổ chức theo dõi, quản lý số thuế, tiền thuê đất được gia hạn để đôn đốc các doanh nghiệp nộp đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách. Đặc biệt, cơ quan thuế các cấp tập trung triển khai công tác quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, thu hồi nợ đọng, trong đó đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra theo phương pháp rủi ro. Những nỗ lực của thu ngân sách ở các địa phương đã đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung về thu NSNN của cả ngành Tài chính. Trong bối cảnh khó khăn, đạt được kết quả đó được ví như là “kỳ tích”.

Năm 2021 thách thức đang đặt ra ở phía trước khi tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Về cơ bản thu nội địa của các địa phương vẫn đảm bảo dự toán đến thời điểm này, nhưng từ tháng 5 đến nay đã có hiện tượng sụt giảm thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Do đó không thể chủ quan từ nay đến cuối năm mà các địa phương cần phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tăng cường thu hồi nợ thuế, chống chuyển giá, trốn thuế.

Những năm qua, cơ cấu thu ngân sách đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tăng tỷ trọng thu nội địa từ mức bình quân 68,7% giai đoạn 2011 - 2015 lên mức 82% giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2020 đạt mức 85,5% tổng thu ngân sách.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính vẫn xác định, thu từ nội địa là nguồn thu bền vững, trong đó, cần mở rộng cơ sở thu, đẩy mạnh tăng thu từ các nền tảng số, cùng với đó là quản lý chặt chẽ nguồn thu, quyết liệt xử lý và thu hồi nợ đọng thuế , giảm tỷ lệ nợ đọng thuế trên thu ngân sách.

Cơ cấu lại ngân sách, tăng tự chủ cho địa phương


Nhìn lại các con số mới thấy nỗ lực cơ cấu lại ngân sách của ngành Tài chính đã đúng hướng, tăng thu nội địa khi thuế xuất nhập khẩu giảm. Nhờ đó, thu ngân sách địa phương có xu hướng tăng, từ mức 37,4% tổng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 lên mức 45% giai đoạn 2016 - 2020, đã giúp tăng cường khả năng tự chủ cho địa phương.

Đến năm 2020, đã có 30/63 địa phương có quy mô thu NSNN trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2016 (15 địa phương); đồng thời, số địa phương có quy mô thu dưới 5 nghìn tỷ đồng giảm hơn 1 nửa, từ 37 địa phương năm 2016 xuống còn 16 địa phương năm 2020.

Năm 2021 này để giải bài toán thu cân đối ngân sách theo đúng mục tiêu đề ra là không hề dễ dàng, khi dự đoán còn rất nhiều khó khăn, thăng trầm ở phía trước. Thời gian qua, để thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN, Bộ Tài chính đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với cấp ủy, chính quyền các địa phương. Nhờ đó, kết quả thu ngân sách đã được tăng trưởng qua các năm, trong đó có đóng góp lớn từ phía các địa phương.

Bên cạnh việc rà soát để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan khẩn trương triển khai các giải pháp thu ngân sách.

Quan điểm của Bộ Tài chính là tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đi đôi với việc tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thiểu việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Tại các địa phương, cơ quan Thuế, Hải quan phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để làm tốt công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý và thu hồi nợ đọng thuế , giảm tỷ lệ nợ đọng thuế trên thu ngân sách.

Minh Anh

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读