欢迎来到Empire777

Empire777

【thứ hạng của ac milan gặp napoli】Giống cá tra: Khâu đột phá để nâng chất lượng

时间:2025-01-26 00:23:25 出处:Thể thao阅读(143)

Cá tra giống được xem là khâu quan trọng trong nghề nuôi cá tra xuất khẩu. Thế nhưng,ốngctraKhuđộtphđểnngchấtlượthứ hạng của ac milan gặp napoli thời gian qua con giống cá tra bị thoái hóa dẫn đến chất lượng kém, làm cho tỷ lệ nuôi bị hao hụt rất cao.

Đầu tư sản xuất giống cá tra chất lượng đang là nhu cầu bức bách.

Giống kém, hao hụt cao…

Ngành xuất khẩu cá tra mỗi năm mang về từ 1,7-2 tỉ USD; thế nhưng vấn đề con giống kém chất lượng là mối lo cho sự phát triển bền vững của ngành này. Ông Nguyễn Văn Minh, hộ nuôi cá tra lâu năm ở cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ), cho biết: “Khoảng một năm nay, cá tra nguyên liệu được giá cao nên nhiều hộ dân ở ĐBSCL mạnh dạn đầu tư nuôi cá. Tuy nhiên, vấn đề khiến người nuôi đau đầu và phập phồng lo âu là tình trạng cá tra giống bị hao hụt chiếm tỷ lệ lớn, bởi chất lượng quá kém”. Theo ông Minh, nếu như ngày trước sau khi thả giống cá tra thì người nuôi chỉ chạy lo chi phí mua thức ăn là chính; nay ngoài việc thức ăn thì vấn đề theo dõi tỷ lệ dịch bệnh làm cá chết tràn lan cũng khiến người nuôi đau đầu. Cụ thể, nếu như trước đây tỷ lệ thả giống chỉ hao hụt khoảng 5-10% là nhiều. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ cá giống hao hụt liên tục tăng lên mức 30-40%; thậm chí có hộ nuôi bị hao hụt tới 50-60%.

Cùng tâm trạng trên, ông Lê Văn Kiệt, ngụ huyện Châu Phú (An Giang), bộc bạch: “Trong nhiều khâu của nghề nuôi cá tra xuất khẩu thì con giống đóng vai trò rất quan trọng. Nếu sản xuất được con giống tốt sẽ là cơ sở để nuôi ra cá tra thành phẩm chất lượng, ít hao hụt. Ngược lại, khi người nuôi mua nhầm con giống kém chất lượng thì trong quá trình nuôi sẽ gặp nhiều trở ngại như dịch bệnh liên miên, hao hụt cao, chưa kể tốn kém nhiều về chi phí điều trị; ngoài ra chất lượng cá tra thương phẩm cũng bị ảnh hưởng”. Dù cá tra giống bộc lộ nhiều hạn chế, thế nhưng do gần đây giá cá tra thương phẩm xuất khẩu tăng mạnh, kéo theo phong trào nuôi cá rầm rộ dẫn đến nhu cầu “sốt giống”.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tình hình giá con giống và sản xuất giống cá tra diễn ra sôi động. Tính đến cuối tháng 8-2018, diện tích ương cá tra giống tăng khoảng 800ha so với cùng kỳ 2017, nâng diện tích ương cá giống ở ĐBSCL đạt khoảng 3.587ha, tăng 23% so với cùng kỳ. Ba địa phương có diện tích tăng cao là An Giang (tăng 8%), Đồng Tháp (tăng 5%), Long An (tăng 160%). Trong quý I-2018, giá cá tra giống tăng lên 60.000-80.000 đồng/kg; sau đó, sụt giảm xuống khoảng 30.000-35.000 đồng/kg, người ương cá giống vẫn có lãi. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại là dịch bệnh xuất hiện nhiều khiến tỷ lệ cá giống sống thấp.

Đáng lo ngại là nhiều hộ dân tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa (Long An) đã tự phát chuyển đổi đất lúa sang ương cá tra. Đến nay, tổng diện tích ương cá tra giống của tỉnh Long An là 1.311ha, tăng khoảng 800ha so với cùng kỳ năm 2017. Năng suất ương cá tra giống trung bình đạt 10 tấn/ha/vụ, nhưng tỷ lệ sống đạt chỉ 3-5%. Việc tăng mạnh diện tích ương đã góp phần hạ nhiệt giá giống, nhưng cũng gây ra tình trạng dư thừa con giống. Thực tế cho thấy, người dân chuyển sang ương giống, trong khi chưa am hiểu về kỹ thuật ương, kiểm soát chất lượng nước chưa tốt nên nhiều diện tích ương giống bị nhiễm bệnh (khoảng 80%) và chất lượng giống kém.

Cấp bách đầu tư cho con giống

Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL tỏ ra lo ngại khi thực trạng con giống hiện nay không đảm bảo. Nguyên nhân là do đàn cá bố mẹ thoái hóa, việc ương giống tràn lan thiếu quản lý... Trước tình trạng trên, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đề xuất, cần nhanh chóng chọn giống trên đàn cá bố mẹ tốt, kháng bệnh nhằm tạo ra con giống cá tra kháng bệnh, giúp tăng tỷ lệ sống của cá giống, tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu thiệt hại kinh tế do hao hụt, giảm rủi ro khi nuôi và giảm sử dụng thuốc - hóa chất - kháng sinh trong việc phòng và điều trị cho cá. Ông Hồ Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, nhìn nhận: “Từ đầu năm 2018 đến nay, do thời tiết phức tạp đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá tra giống ương nuôi thấp. Hiện tại, tổng đàn cá cải thiện di truyền đang nuôi ở tỉnh khoảng 45.404 con; trong đó người sản xuất giống từng bước thay thế dần đàn cá địa phương bằng đàn cá tra chọn giống mang tính năng về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh”.

Để cải thiện và đột phá về giống, Bộ NN&PTNT vừa triển khai đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL”. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Việc xây dựng đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao, ổn định cung cầu về giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi; góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Đây là khâu đột phá, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ lực trong chuỗi liên kết sản xuất giống. Mục tiêu đến năm 2020, chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp đáp ứng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, nhu cầu toàn vùng là 2,2-2,5 tỉ con cá tra giống. Đến năm 2025, các chuỗi này hoạt động ổn định, cung cấp 100% giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, với nhu cầu toàn vùng là 2,5-3 tỉ con cá tra giống”.

Dự án được triển khai ở tỉnh An Giang và Đồng Tháp, cùng những tỉnh có điều kiện. Các đơn vị tham gia liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao gồm: Đơn vị cấp 1, là đơn vị nghiên cứu, chọn tạo cung cấp đàn cá tra bố mẹ chọn giống, bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chọn giống theo tính trạng mong muốn, để tạo ra đàn giống bố mẹ có chất lượng cung cấp cho đơn vị cấp 2. Đơn vị cấp 2, là đơn vị nuôi vỗ cá tra bố mẹ và cho sinh sản ra cá bột bao gồm trung tâm giống thủy sản của các tỉnh, các doanh nghiệp, trại giống có năng lực, liên kết sản xuất hoặc nhận đặt hàng từ doanh nghiệp chủ trì chuỗi. Đơn vị cấp 3, là đơn vị ương dưỡng giống cá tra từ bột lên hương và lên giống thông qua nhận đặt hàng từ các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết hoặc độc lập cung cấp cho nuôi thương phẩm bao gồm trung tâm giống, các doanh nghiệp, các tổ hợp tác, hợp tác xã, các nông hộ… có đủ năng lực và tổ chức thành vùng ương dưỡng giống tập trung.

Đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá tra ở An Giang gồm 3 vùng tại huyện Châu Phú, thị xã Tân Châu và thành phố Long Xuyên, với tổng diện tích 350ha; tại tỉnh Đồng Tháp có 4 vùng ở huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự, với tổng diện tích 420ha. Tổng nhu cầu vốn thực hiện khoảng 592 tỉ đồng; trong đó giai đoạn 2018-2020, cần khoảng 414 tỉ đồng (chiếm 70%); giai đoạn 2021-2025, cần khoảng 178 tỉ đồng (chiếm 30%).

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: