* Học giả Trung Quốc nói về “đường chín đoạn”
Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, gone88.us Trung Quốc tiếp tục có những hành vi khiêu khích và gây hấn trên biển Đông.
Các tàu tuần tra Trung Quốc dàn hàng ngang trong buổi diễn tập hôm 2-7 |
Theo Tân Hoa xã, từ ngày 2-7 đội tàu tuần tra Trung Quốc gồm bốn tàu hải giám 83, 84, 66, 71 đã rời đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bắt đầu các cuộc diễn tập tuần tra phi pháp trên biển Đông. Trước đó, đội tàu hải giám Trung Quốc đã đi qua đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa và thả neo nghỉ ngơi tại khu vực phía đông bắc đảo Đá Chữ Thập.
Theo kế hoạch, biên đội hải giám của Trung Quốc khởi hành ngày 28-6 tại cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam sẽ tuần tra trên hải trình dài 2.400 hải lý (khoảng 4.500km) và diễn tập trên các khu vực biển họ đi qua. Cuộc diễn tập có sự tham gia của nhiều trực thăng hải giám Trung Quốc.
Âm mưu gây sốc và gây sợ
Chủ động gây căng thẳng, nhưng Nhân Dân Nhật Báo ngày 3-7 lại tố cáo Philippines “âm mưu thổi bùng căng thẳng biển Đông” trước thềm Hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia trong tuần này. Báo này còn đe dọa “sự kiên nhẫn của Bắc Kinh không có nghĩa là Trung Quốc yếu ớt” và cảnh báo “ASEAN không phải là diễn đàn đúng để thảo luận về biển Đông”, thậm chí còn kênh kiệu cho rằng “các nước, trong đó có Philippines, đều phải nhớ có được lợi ích kinh tế là từ Trung Quốc”.
Theo trang web Focus Taiwan, Trung Quốc đã thành lập lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh miền nam Quảng Đông như một phần của chiến dịch “gây sốc và sợ hãi”. Các chuyên gia Đài Loan nhận định Bắc Kinh muốn đe dọa để các nước khác không dám thách thức vị thế thống trị của Trung Quốc ở khu vực.
Tờ United Daily News dẫn một nguồn tin cho biết lữ đoàn tên lửa 827 đặt ở thành phố Thiều Quan của Quảng Đông. Các bệ phóng đã được lắp đặt từ tháng 3-2012 trong khi trụ sở điều hành vẫn đang được xây dựng. Trong số các vũ khí ở đây có tên lửa đầu đạn chống tàu Đông Phong 21D và Đông Phong 16. Đông Phong 21D có tầm bắn 2.000-3.000km. Xét về địa lý, lữ đoàn 827 rõ ràng có mục tiêu đe dọa Đài Loan và các nước có đường biên với biển Đông.
Báo Business World Online (Philippines) bình luận Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch “trống dong cờ mở” để chuẩn bị phát động chiến tranh chống Philippines. “Trung Quốc bực bội khi Philippines đứng lên bảo vệ lãnh thổ trên biển Đông của mình. Căng thẳng xuất phát từ bản đồ chín đoạn (mà Trung Quốc tự vẽ) vi phạm đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia”.
Báo này nhận định Bắc Kinh đang chơi lá bài chiến tranh để thống nhất xã hội đang bị chia rẽ bởi các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa hiện nay.
Trên báo mạng Asia Times, chuyên gia Roberto Tofani nhận định chính sách ngoại giao Trung Quốc đang “trở thành con tin” của những quan chức “diều hâu” trong quân đội.
Đề nghị Mỹ giám sát biển Đông
Theo báo Daily Inquirer, Tổng thống Benigno Aquino mới đây cho biết Philippines có thể sẽ đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám tại biển Đông để giúp giám sát các vùng biển tranh chấp trước nguy cơ xung đột.
Ông Aquino cho biết Philippines sẽ đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám P3C Orion do Philippines không có loại máy bay có các khả năng như vậy. Manila cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách biến một vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland từ chối bình luận về thông tin Philippines đề nghị Mỹ triển khai máy bay do thám trên biển Đông. Tuy nhiên, như Reuters cho biết, ông Nuland khẳng định Mỹ ủng hộ Philippines tăng cường sức mạnh hải quân.
Học giả Trung Quốc nói về “đường chín đoạn” Tại hội thảo “Tranh chấp biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” ngày 14-6 do Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc đã đặt lại vấn đề về cái gọi là “đường chín đoạn“ và cách hành xử của Trung Quốc. * “Chúng ta vẽ đường chín đoạn mà không có một kinh độ hoặc vĩ độ cụ thể, và cũng không có căn cứ pháp luật... Đường chín đoạn (chiếm gần 80% biển Đông) là do Trung Quốc tự vẽ ra năm 1974” LÝ LỆNH HOA * “Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác... Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải được vẽ thành “biển nhà” (của Trung Quốc) như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ” Giáo sư HÀ QUANG HỘ * “Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền” Giáo sư TRƯƠNG THỰ QUANG (Đại học Tứ Xuyên) * “Tôi rất không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng. Cần giải quyết theo Luật quốc tế và theo Luật biển” Giáo sư TRƯƠNG KỲ PHẠM |
(Theo TTO)