游客发表
发帖时间:2025-01-10 18:59:07
Hướng dẫn kiểm tra đối với C/O mẫu D mới | |
Hải quan TPHCM: Chú trọng kiểm tra hàng hóa qua máy soi |
Các bộ ngành cần tập trung giảm bớt thủ tục phiền hà trong hoạt động lấy mẫu kiểm tra hàng hóa. Ảnh: ST |
58,92% doanh nghiệp khảo sát đã gặp ít nhất một loại khó khăn
Đây là đánh giá của nhiều doanh nghiệp khi tham gia khảo sát mức độ thuận lợi khi tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành-một chỉ số trong Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
- Lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hoá (3 thủ tục chính: thủ tục cấp giấy phép và giấy tờ tương đương, thủ tục công bố hợp quy và thủ tục kiểm tra chất lượng) thủ tục “Cấp giấy phép và giấy tờ tương đương”, doanh nghiệp thuận lợi nhất khi tuân thủ thủ tục của Bộ Công Thương (68,6% doanh nghiệp lựa chọn dễ hoặc tương đối dễ), kế đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (67,8%) và Bộ Khoa học và Công nghệ (67,4%). Thủ tục kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định dễ hoặc tương đối dễ tuân thủ thấp nhất (61,6%) và đồng thời có tỷ lệ doanh nghiệp khó hoặc tương đối khó tuân thủ cao nhất (10,2%). - Với thủ tục “Công bố hợp quy”, nhóm các thủ tục dễ tuân thủ hơn là các thủ tục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ với tỷ lệ doanh nghiệp dễ/tương đối dễ thực hiện là 64,0%, 63,1% và 62,5%. Doanh nghiệp đánh giá mức độ thuận lợi khi thực hiện các thủ tục công bố hợp quy của các bộ ngành còn lại ở mức khá tương đương nhau. Tuy vậy, nếu xem xét tỷ lệ doanh nghiệp nhìn nhận việc tuân thủ thủ tục công bố hợp quy là “tương đối khó” hoặc “khó” thì thủ tục của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải có tỷ lệ doanh nghiệp còn gặp vướng mắc cao hơn, lần lượt là 11% và 10,9%. - Thủ tục Kiểm tra chất lượng hàng hóa (thủ tục kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa). Tỷ lệ doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện thủ tục này với ba bộ ngành quản lý được đánh giá là Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khá tương đồng, lần lượt là 65,2%, 63,4%, 63,4%. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuân thủ thủ tục kiểm tra chất lượng của Bộ Khoa học và Công nghệ (9,7%) cao hơn một chút so với hai bộ còn lại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 8,5% và Bộ Công Thương là 7,0%). (Nguồn: VCCI) |
Kết quả khảo sát cho thấy, không có khâu quy trình nào nhận được từ 70% ý kiến doanh nghiệp trở lên đánh giá việc tuân thủ là “dễ” hay “tương đối dễ”. Khâu quy trình “nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra” là bước được doanh nghiệp nhìn nhận dễ tuân thủ nhất trong bốn khâu. Trong khi đó, “lấy mẫu kiểm tra” là khâu doanh nghiệp thường gặp khó khăn hơn cả. Đặc điểm này hầu như tương đồng ở tất cả thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ ngành trong diện đánh giá. Nhóm các bộ ngành có khâu lấy mẫu trong kiểm tra chuyên ngành bị đánh giá kém thuận lợi nhất là Bộ Xây dựng (chỉ 55,8% doanh nghiệp cho biết việc tuân thủ quy trình này là dễ hoặc tương đối dễ); tiếp đó là Bộ Thông tin và Truyền thông (56,4%), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (58,2%) và Bộ Y tế (59,3%).
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy 58,92% doanh nghiệp đã gặp ít nhất một loại khó khăn nào đó trong quá trình tuân thủ thủ tục. Trong đó, “nội dung kiểm tra chồng chéo, trùng lặp” là khó khăn thường gặp nhất với 39% lượt doanh nghiệp lựa chọn. “Thái độ của công chức không đúng mực” là lý do gây trở ngại cho khoảng 12% doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Khoảng 5,7% doanh nghiệp cho rằng cán bộ giải quyết thủ tục “yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định”. Ngoài ra, một số khó khăn khác cũng được đề cập đến như thời gian xử lý hồ sơ quá lâu, thiếu thông tin thống nhất về quy định nội dung hồ sơ, Cổng thông tin một cửa quốc gia bị lỗi không thể khai báo hồ sơ, dung lượng tối đa của file đính kèm thấp.
Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, dù có nhiều chuyển biến tích cực tương tự trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành, xong doanh nghiệp cũng mong muốn các bộ ngành cần tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các khâu trong quy trình kiểm tra chuyên ngành, từ nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu và thông báo kết quả; áp dụng đầy đủ và rộng rãi hơn nguyên tắc quản lý rủi ro để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ tốt; giảm thiểu những điểm chồng chéo giữa các quy định về kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng tiếp tục đề nghị việc triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia cần nhanh hơn và triệt để hơn để giảm tối đa các giấy tờ phải nộp, chuyển tối đa sang số hóa, tránh tình trạng doanh nghiệp vừa phải khai thông tin trên Cổng Một cửa Quốc gia, vừa phải làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan nhà nước cũng cần có cơ chế kết nối, chia sẻ thông tin để tránh yêu cầu trùng lặp với các doanh nghiệp. Đồng thời với đó, là cần tiếp tục giảm thiểu chi phí ngoài quy định đối với các doanh nghiệp.
Cần đơn giản hơn các khâu quy trình
Theo VCCI, các lĩnh vực quản lý chuyên ngành như quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý an toàn thực phẩm và các lĩnh khác (kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm tra văn hóa) đều có nhiều dư địa để cải thiện. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cụ thể trong từng lĩnh vực này đều còn khá khiêm tốn, đặc biệt là các thủ tục của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh đó, các bộ ngành cần chú trọng đơn giản hóa hơn các khâu quy trình kiểm tra chuyên ngành (nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hồ sơ, lấy mẫu kiểm tra, và thông báo kết quả kiểm tra).
Trong đó, các bộ ngành cần tập trung giảm bớt các phiền hà trong hoạt động “lấy mẫu kiểm tra” vì đây là khâu doanh nghiệp thường gặp khó khăn hơn cả. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đề xuất cần giảm thiểu tình trạng đăng ký lấy mẫu ở nhiều nơi. Chẳng hạn, nếu hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra chất lượng nhà nước thì hàng hóa đó chỉ cần đăng ký tại một tổ chức giám định, chứng nhận hợp quy được chỉ định thay vì doanh nghiệp phải đăng ký tại nhiều đơn vị.
Đáng chú ý, doanh nghiệp cũng đề xuất gộp cả thủ tục đăng ký lấy mẫu và yêu cầu kiểm tra chất lượng vào chung một bước khai báo tại một nơi (ví dụ Cổng thông tin một cửa quốc gia) để doanh nghiệp không phải truy cập nhiều trang web khác nhau để điền cùng một nội dung lô hàng.
Bên cạnh đó, các phương thức kiểm tra giảm cần được tiến hành nhiều hơn thay vì các phương thức kiểm tra chặt hoặc thông thường nếu như doanh nghiệp có hàng hóa giống hệt về mẫu mã và có kết quả kiểm tra chuyên ngành những lần trước đó đạt yêu cầu. Đồng thời, nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm cần được áp dụng đầy đủ và thực chất hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có lịch sử tốt về tuân thủ quy định pháp luật.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接