Phát biểu khai mạc,ãnhđạoHảiPhòngtáikhẳngđịnhthànhcôngcủadoanhnghiệplàthànhcôngcủachínhquyềtin chuyển nhượng bayern ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: “Hội nghị được tổ chức với mục tiêu là cơ hội để Thành phố lắng nghe đầy đủ, toàn diện những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệptrong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó từng bước tìm ra giải pháp thích hợp để tháo gỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Thành phố". Ông Châu cũng cho biết, đây cũng là diễn đàn để lãnh đạo Thành phố cầu thị lắng nghe những hiến kế, những ý kiến, kiến nghị, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp giúp thành phố vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Thành phố theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI”.
Trình bày báo cáo tại hội nghị, ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng cho biết: “Trong giai đoạn 5 năm qua, trên địa bàn Thành phố trung bình mỗi năm có khoảng 3.000 doanh nghiệp thành lập mới, vốn đăng ký trung bình của một doanh nghiệp là trên 8 tỷ đồng". Tính đến hết tháng 7/2023, trên toàn địa bàn thành phố Hải Phòng có tổng số 26.535 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 25.734 doanh nghiệp khu vực tư nhân, chiếm 96,98% (trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98%); 73 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 0,28%; 769 doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, chiếm 2,74%. Trong số 25.734 doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp do người Hải Phòng đăng ký thành lập chiếm tỷ lệ 81,27%, tương đương với 20.193 doanh nghiệp, tổng số vốn điều lệ đăng ký là 239.000 tỷ đồng. Đến nay, doanh nghiệp khu vực tư nhân đã tham gia hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh từ công nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ.
“Trong những năm gần đây, doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ, năng động, tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, đa dạng nhiều loại hình, lĩnh vực hoạt động, trình độ công nghệ, sức cạnh tranh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GRDP chung, giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động, góp phần đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động; đẩy mạnh phát triển sức sản xuất, có đóng góp cao cho ngân sách thành phố. Thành phố ư đặc biệt coi trọng doanh nghiệp khu vực tư nhân, coi sự phát triển của kinh tếtư nhân là động lực, nền tảng quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội”, ông Quân khẳng định. Cụ thể, theo cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giá hiện hành, khu vực doanh nghiệp khu vực tư nhân chiếm 34,63% GRDP toàn thành phố, đóng góp lớn nhất trong các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực doanh nghiệp khu vực tư nhân luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP chung toàn Thành phố. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tăng 18,82% cao hơn mức tăng GRDP chung là 12,38%. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp Hải Phòng thuộc khu vực tư nhân, doanh thu đạt 209.260,7 tỷ đồng, bằng 67,94% so với cùng kỳ; nộp ngân sách đạt 6.714,7 tỷ đồng, bằng 61,3% so với cùng kỳ, chiếm 37,71% trong tổng số thu nội địa. Đối với doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh thu đạt 224.595,8 tỷ đồng, bằng 68,74% so với cùng kỳ; nộp ngân sách nhà nước đạt 11.373,7 tỷ đồng, bằng 63,14% so với cùng kỳ, chiếm 40,33% trong tổng số thu nội địa.
Số nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hải Phòng đạt 3.750 tỷ đồng giảm 13,41% so với cùng kỳ (4.311 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 11,31% so với số thu của khu vực Hải Phòng (33.143,1 tỷ đồng). Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hải Phòng đạt 29,33 tỷ USD, giảm 2,83% so với cùng kỳ (30,18 tỷ USD), chiếm tỷ lệ 66,96% so với kim ngạch của khu vực Hải Phòng (43,8 tỷ USD). Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 886 dự ánđầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 767.000 tỷ đồng, trong đó có 673 dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, chiếm 76% tổng số dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 458.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng số vốn đầu tư. Có 213 dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế, chiếm 24% tổng số dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 309.000 tỷ đồng, chiếm 40% tổng số vốn đầu tư. Tính riêng trong 7 tháng năm 2023, Thành phố đã thu hút được 81.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Các dự án tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như: bất động sản, nhà ở, khu đô thị (181.000 tỷ đồng); hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sản xuất, chế biến (350.000 tỷ đồng), du lịch, thương mại, dịch vụ (195.000 tỷ đồng). Một số dự án như Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (tổng vốn đầu tư 55.900 tỷ đồng), Tổ hợp sản xuất ô tôVinfast (174.000) tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu phi thuế quan Xuân Cầu (11.100 tỷ đồng); Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (17.300 tỷ đồng). Đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp Hải Phòng, có 734 dự án đầu tư, chiếm 83% tổng số dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 457.000 tỷ đồng, chiếm 52% tổng số vốn đầu tư.
Tại Hội nghị, Thường trực Thành ủy đã nhận 21 phiếu đăng ký phát biểu kiến nghị trên tổng số 122 câu hỏi, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố được Ban tổ chức tổng hợp. Bao gồm 21 kiến nghị của 10 nhóm vấn đề: Nhóm vấn đề về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; phát triển khoa học công nghệ (3 kiến nghị); Nhóm vấn đề về đất đai (3 kiến nghị); Nhóm vấn đề về quy hoạch, xây dựng (2 kiến nghị); Nhóm vấn đề về dịch vụ logistic, dịch vụ hậu cần sau cảng (2 kiến nghị); Nhóm vấn đề về chuyển đổi số(2 kiến nghị); Nhóm vấn đề về hỗ trợ chia sẻ, kết nối sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài (1 kiến nghị); Nhóm vấn đề về du lịch (2 kiến nghị); Nhóm vấn đề về Thuế, hỗ trợ tín dụng, lãi suất, vốn vay (3 kiến nghị); Nhóm vấn đề liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy (2 kiến nghị); Nhóm vấn đề về phát triển Đảng tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (1 kiến nghị).
Trên cơ sở phân tích tình hình doanh nghiệp khu vực tư nhân nói chung và doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng, UBND TP. Hải Phòng định hướng 3 nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường nội lực của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đó là: Hoàn thiện và ban hành sớm các chính sách, quy định tại Thành phố; Tiếp tục mở rộng khả năng tham gia thị trường của doanh nghiệp khu vực tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; Doanh nghiệp phát huy năng lực tự lực, tự cường. Kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, chủ trương nhất quán của lãnh đạo Thành phố thời gian qua và thời gian tới đây về doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp của Thành phố Hải Phòng, đó là: Doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp Hải Phòng là sức mạnh nội tại, là nguồn lực tự cường của Thành phố. Lãnh đạo Thành phố cam kết, sẽ giành sự quan tâm đặc biệt, sự hỗ trợ thực chất, hiệu quả để xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Hải Phòng thật sự lớn mạnh. "Đây là không phải là chủ trương lý thuyết, mà sẽ trở thành những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Thường trực Thành ủy tập trung chỉ đạo thời gian tới”, Bí thư Lê Tiến Châu nhấn mạnh.
Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong thời gian tới là: Đồng hành cùng doanh nghiệp; tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính; Ban hành và triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách đáp ứng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối; Thành phố cũng sẽ tập trung phát triển hạ tầng số dùng chung, xây dựng nền tảng số dùng chung của thành phố. “Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển, các doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm bình đẳng như nhau, sự thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố Hải Phòng, là sự thành công của chính quyền”, ông Châu khẳng định. |