Mục tiêu của việc thực hiện GDQPAN lồng ghép nhằm góp phần xây dựng,ạygiaacuteodụcquốcphogravengtừbậctiểuhọti le.bong da phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam, xây dựng cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Nhận thức được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu nội dung lồng ghép GDQPAN phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, chương trình sách giáo khoa từng cấp. Tổ chức biên soạn tài liệu, cập nhật mới tình hình quốc phòng và an ninh, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Về nội dung phải cập nhật kiến thức mới về công tác quân sự, quốc phòng và GDQPAN; tổng hợp các nội dung GDQPAN trong chương trình sách giáo khoa cấp cấp tiểu học, trung học cơ sở. Về phương pháp giảng bài có nội dung GDQPAN lồng ghép trong trường cấp tiểu học, trung học cơ sở. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, viếng nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức trại hè, nghe, thi kể chuyện truyền thống, thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh, qua trò chơi dân gian... Mỗi sở GD-ĐT cử 3 người (1 chuyên viên sở phụ trách môn GDQPAN, 1 giáo viên tiểu học và 1 giáo viên trung học cơ sở). - Sau tập huấn, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở tại địa phương. KN |