当前位置:首页 > World Cup

【nhận định toulouse】Giao sổ BHXH cho người lao động

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 21/2, UBND tỉnh có Công văn số 1258/UBND-KGVX, gửi đến các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh nhắc nhở việc rà soát bàn giao sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động quản lý.

Qua đó, BHXH tỉnh xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động tập huấn, triển khai thực hiện, tổ chức rà soát, chỉ đạo BHXH các huyện, TP Cà Mau hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện đúng quy trình theo Công văn hướng dẫn số 4027/BHXH-ST ngày 14/10/2016 của BHXH Việt Nam.

Người lao động được quản lý, rà soát thông tin trên sổ BHXH của mình.Ảnh: MINH SẬM.

Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận phiếu đối chiếu quá trình đóng BHXH từ cơ quan BHXH, sau đó chuyển phiếu cho người lao động để người lao động thực hiện việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu. Người lao động nhận phiếu, thực hiện tự rà soát và phối hợp với đơn vị sử dụng lao động rà soát các thông tin cụ thể:

- Về nhân thân: Căn cứ vào giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, nếu là đảng viên thì đối chiếu thêm với lý lịch đảng viên (gốc) khi được kết nạp vào Đảng.

- Về thời gian tham gia BHXH: Căn cứ vào thời gian tham gia BHXH đã được cơ quan BHXH thẩm định. Chỉ thực hiện rà soát quá trình đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động đối với thời gian đóng BHXH, BHTN chưa hưởng (thời gian đóng BHXH, BHTN đã hưởng không rà soát lại).

- Về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, tên đơn vị: Sổ BHXH phải được ghi đầy đủ cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc cụ thể.

+ Về cấp bậc: Ghi rõ cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, thanh tra viên, thanh tra viên chính…; đối với các trường hợp là bộ đội ghi rõ cấp bậc là: chiến sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan hoặc quân nhân chuyên nghiệp ví dụ: chuẩn uý sĩ quan chỉ huy (hoặc chuẩn uý quân nhân chuyên nghiệp)…

+ Về chức vụ: Ghi đúng chức vụ được bổ nhiệm, phân công đối với các trường hợp được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định: ví dụ trưởng phòng, phòng…; phó trưởng phòng, phòng…; tổ trưởng, tổ… (không cần ghi các chức danh được hưởng phụ cấp trách nhiệm).

+ Về công việc, chức danh nghề: Ghi rõ công việc được phân công thực hiện ví dụ: lái xe con…; đối với một số nghề nặng nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại phải được ghi đúng như tên nghề hoặc công việc theo danh mục nghề nặng nhọc độc hại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ví dụ: lái xe vận tải 7 tấn, 20 tấn, bác sĩ mổ, bác sĩ phụ mổ…

- Nơi làm việc: Ghi địa chỉ nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở (gồm xã, huyện, tỉnh); trường hợp trụ sở đơn vị đóng tại vùng này, có chi nhánh làm việc tại vùng khác thì ghi địa điểm nơi người lao động được phân công làm việc tại địa điểm của chi nhánh.

- Tiền lương đóng BHXH, BHTN: Được ghi theo quyết định hoặc HĐLĐ, HĐLV của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương. Đối với các trường hợp là bộ đội chuyển ngành có cấp bậc từ cấp uý trở lên phải ghi rõ tiền lương được hưởng theo quy định.

- Về phụ cấp khu vực: Ghi phụ cấp khu vực thời gian từ tháng 1/1995 đến hết tháng 12/2006; về phụ cấp chức vụ được ghi theo quyết định tương ứng với chức vụ được bổ nhiệm (không ghi phụ cấp trách nhiệm). Các thông tin về tiền lương, phụ cấp ghi trên sổ BHXH phải đúng với hồ sơ của người lao động do đơn vị đang quản lý, đúng với các quy định của pháp luật về tiền lương và phụ cấp.

Trong quá trình rà soát sổ BHXH nếu phát hiện các trường hợp tiền lương, phụ cấp chưa đúng với các quy định của pháp luật thì phải điều chỉnh cho đúng với quy định; khi thực hiện điều chỉnh tiền lương, phụ cấp đóng BHXH, BHTN đúng với hồ sơ của người lao động, đúng với các quy định của pháp luật thì thực hiện truy thu hoặc hoàn trả theo quy định của BHXH Việt Nam.
Trường hợp thông tin trên phiếu chưa đúng, đủ thì phối hợp với đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) để kiểm tra, rà soát lại, thống nhất nội dung đề nghị điều chỉnh, ký xác nhận trên, gửi phiếu kèm theo hồ sơ điều chỉnh (nếu có) cho đơn vị SDLĐ. Đối với một số trường hợp còn vướng mắc về chính sách ví dụ như: tuổi của người lao động trên giấy khai sinh, chứng minh Nhân dân khác với tuổi được thể hiện trên lý lịch đảng viên (gốc) thì báo cáo đơn vị SDLĐ, tổng hợp báo cáo về cơ quan BHXH để tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Sau đó, đơn vị SDLĐ nhận lại phiếu, hồ sơ điều chỉnh (nếu có) từ người lao động, “nội dung đề nghị điều chỉnh” trên phiếu và ký, đóng dấu xác nhận. Sau đó chuyển lại danh sách, sổ BHXH, hồ sơ điều chỉnh (nếu có) cho phòng tổ chức hoặc nhân viên của cơ quan BHXH có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn.

Khi tổ chức bàn giao sổ BHXH cho người lao động, các đơn vị SDLĐ yêu cầu người lao động ký nhận vào 2 bản danh sách giao nhận sổ BHXH. Với mong muốn 2 bên thực hiện tốt công tác rà soát, bàn giao sổ BHXH, BHXH tỉnh đề nghị thủ trưởng các đơn vị SDLĐ quan tâm triển khai, phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện việc rà soát và bàn giao sổ BHXH cho người lao động đảm bảo chính xác, đúng quy định của Luật BHXH. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHTN để được hướng dẫn./.

Minh Sậm (tổng hợp)

分享到: