Đặt ra chỉ tiêu sẽ tuyển đủ 5.111 học viên cho trình độ đào tạo tiến sĩ,ôngtuyểnsinhđủtrìnhđộđạihọcthạcsĩtiếnsĩbxh malaysia super league thế nhưng trong năm 2020, chỉ có 1.274 thí sinh trúng tuyển, chiếm tỷ lệ 24,93%. Đối với đào tạo thạc sĩ, tổng chỉ tiêu đặt ra là 59.518, nhưng số lượng học viên trúng tuyển chỉ ở mức 69,81% so với chỉ tiêu. Còn với đào tạo hệ chính quy cũng không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra khi tỷ lệ tuyển được chiếm 89,84%. Có gần 25% trường có tỉ lệ nhập học thấp, dưới 50% tổng chỉ tiêu. Cũng theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, các hình thức đào tạo khác đều không tuyển đủ chỉ tiêu đã đặt ra. Cụ thể, hình thức đào tạo đại học từ xa cũng chỉ tuyển được 44,7% chỉ tiêu; đại học vừa làm vừa học với 39,52%; đại học văn bằng 2 chính quy với 51,99%; đại học chính quy (liên thông) với 57,15%,… Riêng chỉ có hình thức đào tạo đại học vừa làm vừa học (liên thông) tuyển vượt chỉ tiêu đã đề ra, hoàn thành ở mức 107,15%. Dưới đây là kết quả tuyển sinh các trình độ, hình thức đào tạo năm 2020 - 2021: Kết quả tuyển sinh các trình độ, hình thức đào tạo 2020 - 2021 (Nguồn: Bộ GD-ĐT) Ngoài ra, theo thống kê của Bộ GD-ĐT về việc mở ngành đào tạo các trình độ, trong năm 2020 và 2021, các trường đại học đã tự chủ mở tổng cộng 413 ngành từ bậc đại học tới tiến sĩ; Bộ GD-ĐT duyệt 148 ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh. Cụ thể, ở bậc tiến sĩ, các trường đại học đã tự chủ mở 8 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 18 ngành. Ở bậc thạc sĩ, các trường đại học đã tự chủ mở 37 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 33 ngành. Đối với bậc đại học, các trường đại học đã tự chủ mở 368 ngành; Bộ GD-ĐT duyệt mở 97 ngành. Dưới đây là thống kê mở ngành đào tạo các trình độ năm 2020, 2021. Thống kê mở ngành đào tạo các trình độ năm 2020, 2021. Thúy Nga Vừa dẹp 'lò đào tạo' 1 tiến sĩ/ngày, lại lo xuất hiện loạt tiến sĩ 'hình thức'Hai nhà khoa học tên tuổi bày tỏ lo ngại về chuẩn tiến sĩ mới do Bộ GD-ĐT công bố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học và sau đại học của Việt Nam trong tương lai. |