Đồ thị thông tin so sánh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới,ánhhainềnkinhtếlớnnhấtthếgiớiMỹvàTrungQuốsoikeo chelsea Mỹ và Trung Quốc, theo 3 chỉ số quan trọng là tổng sản phẩm trong nước (GDP), giá trị thị trường chứng khoán và lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...
Theo các số liệu này, riêng Mỹ và Trung Quốc đã chiếm tổng cộng 43,2% nền kinh tế toàn cầu. Một điểm đáng chú ý là tỷ trọng của Mỹ đang tăng lên trong những năm gần đây, từ mức 21,1% năm 2011, một phần nhờ sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
Về chứng khoán, Mỹ cũng thống trị thị trường toàn cầu khi chiếm 61% tổng vốn hóa thế giới tính tới ngày 29/2/2024, theo chỉ số S&P Global BMI. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng 2,8%. Sự chênh lệch này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm mức độ phát triển của thị trường, công tác quản trị doanh nghiệp và sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế. Trong S&P Global BMI, Trung Quốc xếp thứ 4, sau Nhật Bản và Anh.
FDI là vốn đầu tư do một doanh nghiệp hoặc cá nhân tại một quốc gia vào doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác. Loại vốn đầu tư này có thể mang lại nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu từ FDI Intelligence, Mỹ và Trung Quốc là 2 quốc gia có tổng FDI tích lũy từ năm 1990 - 2022 lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai quốc gia tương đối xa khi Mỹ chiếm tỷ trọng 23,7% toàn cầu, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 8,6%./.