【soi kèo newcastle united】Muốn phát triển "ngân hàng mở", cần thay đổi nhận thức và khung pháp lý
Làm thế nào để sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thông minh?ốnpháttriểnquotngânhàngmởquotcầnthayđổinhậnthứcvàkhungpháplýsoi kèo newcastle united Khách hàng sử dụng ngân hàng số tiếp tục tăng mạnh Cải thiện dịch vụ ngân hàng nhờ làm sạch và số hoá dữ liệu |
Hội thảo: Ngân hàng mở/Open Banking: Chuyển dịch mô hình kinh doanh từ đóng sang mở. |
Tại hội thảo "Ngân hàng mở/Open Banking: Chuyển dịch mô hình kinh doanh từ đóng sang mở" được tổ chức vào chiều 7/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho rằng, chuyển đổi số của ngành ngân hàng là khách hàng sử dụng được tất cả các dịch vụ ngân hàng trên chiếc điện thoại di động một cách liền mạch.
Nên theo Phó Thống đốc, một trong những công nghệ đột phá gắn với cách mạng công nghệ 4.0 là cho phép kết nối chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) được một số tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào hoạt động thanh toán, cung ứng dịch vụ tài chính.
Theo kết quả điều tra về thực trạng ứng dụng ngân hàng mở từ Vụ Thanh toán (NHNN), hiện 72,3% TCTD đã và đang dự tính triển khai các Open API; khoảng 65% TCTD sẵn sàng triển khai Open API, trong đó trên 30% TCTD có mức độ sẵn sàng cao đối với Open API.
Nhưng Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, Open Banking – Open API là một lĩnh vực mới cả về yếu tố kỹ thuật và pháp lý không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, nên theo đại diện lãnh đạo NHNN, thách thức, khó khăn khi triển khai Open API không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là thay đổi nhận thức và thay đổi khung pháp lý.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, Open API không chỉ giới hạn trong lĩnh vực Open Banking mà mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế và tài chính. Thông qua giao diện Open API, hệ thống ngân hàng có thể kết nối, cung cấp toàn bộ chủ thể của nền kinh tế, không chỉ giới hạn trong ngành công nghệ tài chính (fintech), tài chính mà còn đến các công ty bán lẻ, công ty dịch vụ logistics, từ đó cung cấp dịch vụ ngân hàng cho toàn thể người dân.
Nhưng ông Nguyễn Hoàng Long cũng nhận định là phải có cơ sở pháp lý rõ ràng, đặc biệt trong việc chia sẻ và bảo mật thông tin, đồng thời để triển khai mạnh trên thị trường thì cần có bộ quy tắc chung. Ví dụ như ứng xử khi giao dịch lỗi xảy ra, đảm bảo quyền lợi khách hàng khi giao dịch lỗi…
Đại diện NAPAS bày tỏ tin tưởng, xu hướng ngân hàng mở sẽ được chuẩn hóa về mặt kỹ thuật, cơ sở pháp lý, trong đó NHNN sẽ đưa ra thông tư, hướng dẫn để các ngân hàng, các bên thứ 3 có thể cung cấp dịch vụ. Phía NAPAS cũng sẵn sàng chuẩn bị cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ để theo kịp xu hướng này.
Theo các chuyên gia và ngân hàng, ngân hàng mở nếu được triển khai thành công tại Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính và phi tài chính. Quá trình này cũng gián tiếp thúc đẩy chuyển đổi số một cách sâu rộng trong ngành ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế công nghệ, từ đó giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng.