【union de santa fe】Phải xử phạt thật nặng hành vi trốn thuế
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:58:25 评论数:
Ông Trần Hữu Huỳnh,ảixửphạtthậtnặnghànhvitrốnthuếunion de santa fe Chủ tịch Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Nhìn lại thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về những kết quả ngành Tài chính đã đạt được trong vấn đề hoàn thuế cho doanh nghiệp?
- Ông Trần Hữu Huỳnh:Thực hiện Nghị quyết 19, thời gian qua, lĩnh vực thuế và hải quan đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc cải cách thủ tục hành chính. Theo kết quả khảo sát đánh giá “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp” về cải cách thủ tục hành chính thuế do VCCI đồng phối hợp thực hiện vừa qua, có hơn 70% doanh nghiệp hài lòng với cải cách thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, hơn 90% doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách, pháp luật thuế đã có chuyển biến tích cực.
|
Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng đánh giá cao những biện pháp tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong vấn đề hoàn thuế, có thể coi đây là một kết quả điển hình được ghi nhận.
Đầu tiên, phải kể đến các giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ về thuế nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế và giảm thời gian nộp thuế, hoàn thuế cho doanh nghiệp.
Chính từ những giải pháp tích cực và hiệu quả của ngành Tài chính đã đẩy lùi được tình trạng gian lận hoàn thuế xảy ra như một vấn nạn trong thời gian trước đây tại nước ta. Thông qua các hóa đơn khống được mua từ các công ty “ma” để trốn thuế với rất nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Hiện nay tình trạng các công ty “ma” thành lập ra để trốn thuế tuy vẫn chưa được nhổ sạch hoàn toàn nhưng đã giảm rất nhiều. Điều này cho thấy, năng lực của ngành Thuế ngày càng được nâng cao và hệ thống kiểm soát của nước ta về thuế đã thực hiện hiệu quả.
* PV: Để việc cải cách TTHC thuế hiệu quả hơn nữa cũng rất cần có sự vào cuộc của cả phía doanh nghiệp, ông nghĩ sao?
- Ông Trần Hữu Huỳnh:Trong quá trình thực hiện các hoạt động về thuế, không chỉ cần sự phối hợp trong nội bộ ngành mà còn cần cả sự phối hợp của doanh nghiệp. Trong luật doanh nghiệp đã quy định rõ, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo tài chính hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp chưa làm đúng, làm đủ chuyện này.
Ngay cả số liệu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên thực tế vẫn chưa chuẩn xác, do đó phải nâng cao trách nhiệm trong việc này và cần có chế tài nhằm thực hiện nghiêm chỉnh cũng như phối hợp tốt với Bộ Tài chính để cùng thực hiện.
* PV: Theo ông, trong thời gian tới cần triển khai những biện pháp gì để việc hoàn thuế thực hiện tốt hơn nữa?
- Ông Trần Hữu Huỳnh:Từ những thành quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học trong việc kiểm soát các công ty thành lập với mục đích trốn thuế. Đồng thời, nhân rộng những phương pháp, cách làm tốt này đối với tất cả các địa phương trong cả nước.
Bên cạnh đó, theo tôi, phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa không chỉ giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với nhau mà còn giữa ngành Tài chính với các ngành liên quan, nhất là về công nghệ thông tin.
Ngoài ra, ngành Thuế cần có sự liên kết kiểm tra chéo giữa các bộ phận, các địa phương để phát hiện được những sai sót, những vi phạm hoặc thậm chí là sự bao che. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng các yếu tố cạnh tranh của thị trường để nhằm thúc đẩy sự tố giác cũng là một giải pháp rất hữu hiệu.
Thêm vào đó, ngành Tài chính nên tận dụng ưu thế của các hiệp hội. Các hiệp hội đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc tập hợp, giám sát hoạt động các doanh nghiệp. Nếu gắn kết tốt với các hiệp hội, tôi tin ngành Thuế sẽ có được một công cụ đắc lực để kiểm soát và thực hiện các hoạt động về thuế.
Song song với việc đó, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là đối với các quy định xử lý, trừng phạt hành vi trốn thuế. Với hành vi trốn thuế phải có những chế tài xử phạt thật nặng, thậm chí hình sự hóa hành vi này.
Cuối cùng, tôi cho rằng, bản thân người trực tiếp quản lý về thuế cần phải nắm được thực tiễn vì hơn ai hết, cán bộ là người trực tiếp theo dõi thuế tại địa phương nên nắm rất rõ hoàn cảnh, lịch sử cũng như hoạt động của các công ty, nhất là đối với các công ty mới ra đời; trong đó, cần phân cấp cụ thể đối với từng loại doanh nghiệp để tăng mức độ giám sát sao cho chặt chẽ, hiệu quả hơn.
* PV: Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới để áp dụng cho Việt Nam nhằm tránh lợi dụng, chiếm đoạt thuế, thưa ông?
- Ông Trần Hữu Huỳnh:Theo tôi, trên thế giới, ở tất cả các nước việc quản lý thuế đều gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, mỗi nước có một đặc thù riêng và việc quản lý thuế đều phải lựa theo những đặc thù này.
Khác với các nước phát triển, ở Việt Nam đa số thanh toán bằng tiền mặt. Các nước phát triển chủ yếu sử dụng hóa đơn, trong khi đó, ở Việt Nam thanh toán nhỏ lẻ, đầu vào sản xuất của doanh nghiệp rất phức tạp, ví dụ như các mặt hàng nông sản, thủy sản manh mún và nhỏ….
Với những đặc thù rất riêng này, tôi cho rằng học kinh nghiệm các nước là cần thiết nhưng rất khó để áp dụng. Chúng ta nên học ở họ ở tính liên thông liên kết, phối hợp thực hiện, công nghệ quản lý qua thông tin, qua hệ thống và sự mẫn cán của đội ngũ thực thi, sự minh bạch...
Những người cán bộ thuế trực tiếp phải tích lũy kinh nghiệm, vốn sống, những bài học đã rút ra từ thực tế chứ không chỉ ngồi trong phòng kín và kiểm tra trên giấy tờ. Đồng thời, chúng ta cũng cần thực hiện tuyên dương, động viên những cán bộ thuế làm việc hiệu quả cũng như tuyên dương những doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng, đủ một cách mạnh mẽ hơn nữa.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên (thực hiện)